Theo báo cáo của Bộ Nội vụ vừa gửi các đại biểu Quốc hội, chỉ có 0,59% công chức và 0,38% viên chức không hoàn thành nhiệm vụ (!?).
Tin mới
Sống trong không gian hành chính hiện nay, ai nghe con số trên cũng không khỏi sốc.
Không sốc sao được, cách đây chưa lâu, Thủ tướng Chính phủ từng nhận xét có đến 30% cán bộ, công chức "sáng cắp ô đi chiều cắp ô về". Và cũng chính Bộ Nội vụ đưa ra con số 1% cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ.
Cũng dễ hiểu, con số Bộ Nội vụ có được là do tổng hợp các báo cáo tổng kết năm của các địa phương và bộ, ngành gửi về, mà việc đánh giá trong các cơ quan hành chính nhà nước được tiến hành theo phương thức bỏ phiếu của tập thể. Việc bỏ phiếu đánh giá tưởng là khách quan, công bằng nhưng thực ra lại rất chủ quan, không gắn với trách nhiệm. Nguyên do chính bởi căn bệnh dĩ hòa vi quý, "anh bỏ tốt cho tôi, tôi sẽ bỏ tốt cho anh, cả đơn vị ta đều tốt, thủ trưởng trực tiếp phấn khởi vì 99%-100% hoàn thành nhiệm vụ".
Muốn có cơ sở đánh giá chính xác năng lực của công chức thì phải thay đổi phương pháp đánh giá. Công tác đánh giá cán bộ, công chức hiện còn nhiều hạn chế, chưa bám vào kết quả cụ thể. Các tiêu chí đánh giá còn mang nặng sự định tính nên đánh giá dễ chung chung, bình quân, ai cũng tốt như nhau. Đánh giá thì cần phải có phương pháp, cần có tiêu chí và có chỉ số sử dụng để đo lường một cách định lượng. Đối tượng đánh giá là con người rất phức tạp, đòi hỏi những tiêu chuẩn, thước đo, cách đo lường hết sức đặc biệt, khoa học.
Muốn đánh giá một cách thực chất thì cần xây dựng hệ thống phương pháp đánh giá mới về công chức. Nên chăng cần áp dụng các phương pháp khoa học khách quan. Đánh giá dựa theo hệ thống quản lý qua kết quả đầu ra (Performance Management System) là một phương thức mới đang được nhiều nước tiên tiến trên thế giới áp dụng nhằm cải thiện việc định lượng hiệu quả hoạt động của các tổ chức, công chức và người đứng đầu.
Một cách khác là bổ sung "chế định sát hạch công chức". Cũng cần nhấn mạnh rằng chế định sát hạch khác xa với công việc kiểm điểm hằng năm hiện hành! Phải thông qua sát hạch mới có thể có được sự đánh giá chính xác và tìm hiểu toàn diện về tố chất chính trị, kiến thức chuyên môn, năng lực công tác và thành tích thực tế của công chức.
Đánh giá cán bộ, công chức, viên chức là khâu quan trọng đầu tiên của công tác nhân sự. Đây là việc làm khó, rất nhạy cảm vì có ảnh hưởng đến tất cả các khâu khác của công tác nhân sự, có ý nghĩa quyết định trong việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách. Đánh giá đúng năng lực cũng là cách giúp cán bộ, công chức, viên chức phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, tiến bộ không ngừng trong việc nâng cao phẩm chất và năng lực công tác.
Hơn 6.700 công chức 'hoàn thành nhiệm vụ nhưng hạn chế về năng lực' Báo cáo của 19 Bộ và 45 địa phương năm 2018 cho hay khoảng 1.700 công chức và hơn 4.200 viên chức không hoàn thành ... |
Sinh viên xuất sắc trúng công chức Ban Tổ chức TƯ hưởng quyền lợi gì? Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc vào làm công chức Ban Tổ chức Trung ương được ưu tiên bố trí số biên chế, trong thời ... |