Không có chuẩn tiết kiệm tối thiểu nhưng trong các lời khuyên của chuyên gia và các tập đoàn tài chính chưa khi nào đưa ra con số tiết kiệm tối thiểu thấp hơn 10% thu nhập.

Hầu hết chuyên gia tài chính đều đưa lời khuyên nếu chọn việc tiết kiệm thay vì đầu tư phần thu nhập hàng tháng thì tỷ lệ tiết kiệm trên thu nhập càng nhiều càng tốt.

Không có mức tiết kiệm tối thiểu vì nó phụ thuộc vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập của mỗi người.

Tuy nhiên, nếu chọn tiết kiệm hãy luôn đảm bảo khoản tiết kiệm trên thu nhập tối thiểu phải lớn hơn tiền gửi tiết kiệm ngân hàng, phổ biến hiện nay là 8%/năm.

Không có mức tiết kiệm tối thiểu vì nó phụ thuộc vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập của mỗi người.

Nên tiết kiệm bao nhiêu tiền mỗi tháng?

Lời khuyên của chuyên gia cũng như những báo cáo phân tích từ các tập đoàn tài chính đưa ra chưa khi nào đưa con số tiết kiệm hàng tháng xuống mức dưới 15% tổng thu nhập của bạn.

Trong một báo cáo của Fidelity (tập đoàn dịch vụ tài chính đa quốc gia của Mỹ), các chuyên gia tại đây cho biết mỗi người nên tiết kiệm càng nhiều càng tốt và càng sớm càng tốt.

Theo đó, mức tiết kiệm tối thiểu mà Fidelity đề xuất là 15% thu nhập và bắt đầu từ năm 25 tuổi. Đồng thời hãy dành hơn 50% số tiền tiết kiệm đó để đầu tư trong suốt cuộc đời.

Thay vì để khoản tiết kiệm này nằm im và chờ sử dụng khi sự cố bất ngờ xảy đến, nó nên được sử dụng để tái đầu tư vào các tài sản có tính an toàn cao như quỹ hưu trí, hay ngân hàng…

Tuy nhiên, các chuyên gia tại đây cho rằng con số lý tưởng nhất về việc tiết kiệm là bạn tích lũy được một khoản gấp đôi tổng thu nhập vào năm 35 tuổi; gấp 3 vào năm 40 tuổi và gấp 6 lần vào năm 50 tuổi.

Số tiết kiệm này không bao gồm các khoản chi tiêu cho những mục tiêu lớn như mua nhà, đầu tư con cái đi học…

Ví dụ, thu nhập hàng tháng của bạn là 20 triệu đồng, tương đương tổng thu nhập năm là 240 triệu và bạn bắt đầu tiết kiệm từ năm 25 tuổi.

Để có khoản tiết kiệm gấp 6 lần tổng thu nhập ở tuổi 50, tương đương 1,44 tỷ đồng. Bình quân mỗi năm bạn sẽ phải trích gần 60 triệu cho việc tiết kiệm (5 triệu/tháng), tương đương khoảng 25% thu nhập hàng tháng.

Trong khi đó, cựu thượng nghị sĩ Mỹ - Elizabeth Ann Warren, người đồng thời từng là giáo sư trường luật chuyên về luật phá sản đưa ra mức tiết kiệm tối thiểu hàng tháng là 20% trên tổng thu nhập sau thuế của mỗi người trong cuốn sách Tổng tài sản cá nhân: Kế hoạch tài chính trọn đời tối thượng.

Theo đó, mỗi người sẽ dành khoảng 50% thu nhập hàng tháng cho các khoản chi tiêu cố định là những chi phí bắt buộc phải trả để có thể sống và làm việc.

Khoảng 30% thu nhập khác được dùng để chi tiêu cho các khoản phát sinh tùy ý, thỏa mãn nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống. Và tối thiểu là 20% thu nhập còn lại cho tiết kiệm.

Khoản tiết kiệm này có chức năng một phần là quỹ khẩn cấp, dùng cho những sự cố như tai nạn hay bệnh tật, và một phần để đầu tư cho tương lai, như mua nhà, kết hôn, khởi nghiệp.

Với cách tiết kiệm này, nếu thu nhập sau thuế hàng tháng là 20 triệu đồng.

Bạn có thể dành tối đa 10 triệu để trả tiền nhà; thanh toán hóa đơn; ăn uống; đổ xăng, sửa xe... và các nhu yếu phẩm cần thiết khác. 6 triệu sẽ được dành để đi mở rộng quan hệ công việc, du lịch, xem phim... và chi trả cho các sở thích cá nhân khác.

Tuy nhiên, tối thiểu mỗi tháng bạn phải dành ra được 4 triệu đồng để gửi vào tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng hoặc để trong két sắt.

Số tiền tiết kiệm kể trên sẽ được dùng để làm chi phí dự phòng cho những biến cố có thể xảy ra trong cuộc sống hoặc để dành sử dụng khi bạn đã không còn khả năng lao động.

Số tiền tiết kiệm để bạn không còn lo về chi phí sinh hoạt tối thiểu

Trong cuốn sách "Financial Freedom" (Tự do tài chính), tỷ phú tự thân Sabatier đã chia sẻ những bí quyết giúp anh gia tăng số tài sản của mình từ 2 USD lên 1,25 triệu USD chỉ sau 5 năm và đạt trạng thái độc lập tài chính ở tuổi 30.

Theo đó, mức 1 triệu USD được Sabatier đưa ra là mức tiền đủ giúp một người đạt trạng thái tự do tài chính (có đủ tài sản, tiền bạc để đáp ứng tối thiểu những nhu cầu cơ bản, và đưa ra những quyết định mà không cần phải phụ thuộc vào bất kỳ cá nhân, tổ chức nào).

Bằng khoản tiền nhàn dỗi này, chỉ với việc gửi ngân hàng hưởng lãi suất hàng năm cũng đủ giúp bạn chi trả các hóa đơn, phục vụ nhu cầu sống cơ bản.

Tại Việt Nam, nếu tính theo mức thu nhập tối thiểu vùng (mức thu nhập thấp nhất đủ để người lao động chi trả những chi phí cơ bản nhất để sống, làm việc) dao động từ 2,76 – 3,98 triệu đồng/tháng tùy từng vùng.

Tương đương mức chi tiêu tối thiểu của một người lao động Việt hiện nay được các cơ quan tính toán vào khoảng 33-48 triệu đồng/người/năm.

Để có khoản thu nhập thụ động tương đương mức chi tiêu tối thiểu, mỗi người sẽ cần một khoản tiết kiệm với lãi suất 7%/năm ở mức 470-686 triệu đồng tùy từng vùng sinh sống.

Nếu bạn có thu nhập 20 triệu/tháng và tiết kiệm 20% thu nhập mỗi tháng, sẽ mất khoảng 9-14 năm từ thời điểm tiết kiệm để bạn đạt trạng thái không còn lo về chi phí sinh hoạt tối thiểu nếu nghỉ việc.

Khoảng thời gian này có thể rút ngắn hơn nếu bạn có thể gia tăng tỷ lệ tiết kiệm trên tổng thu nhập, hoặc gia tăng thu nhập hàng tháng. Tuy nhiên, nó cũng có thể kéo dài hơn nếu thu nhập của bạn chỉ ở mức 7-10 triệu đồng.

Ngoài ra, con số 470-686 triệu đồng tiền nhàn dỗi chỉ để đáp ứng nhu cầu tối thiểu của một người, nếu gia đình bạn có 2 vợ chồng mức tiết kiệm tối thiểu sẽ phải là 940 triệu đến 1,37 tỷ đồng.

Các con số tính toán trên chỉ đưa ra trong trường hợp phòng thí nghiệm với thu nhập không đổi, lạm phát không đổi...

Mẹo đổ xăng vừa tiết kiệm vừa tránh gian lận cực chuẩn
Chỉ tiêu 43 nghìn đồng mỗi ngày, cô gái Nhật mua 3 biệt thự sau 15 năm
34 tuổi đã mua 3 nhà, cô gái được phong 'tiết kiệm nhất Nhật Bản'

/ vietnamnet.vn