Giới chức Nga cho biết đã mở một cuộc điều tra hình sự liên quan vụ tàu vũ trụ Soyuz MS-10 gặp sự cố khiến 2 phi gia phải hạ cánh khẩn ngay sau khi rời sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan để tới Trạm Vũ trụ quốc tế.
"Văn phòng của Ủy ban điều tra Nga tại Trung tâm không gian Baikonur đã mở một cuộc điều tra hình sự theo Điều 216 Bộ luật hình sự Nga. Các quan chức đang kiểm tra khu vực bệ phóng và tịch thu các tài liệu liên quan", Ủy ban điều tra Nga cho biết trong một tuyên bố.
Theo tuyên bố này, cuộc điều tra sẽ xác minh xem các quy định an toàn có bị vi phạm hay không.
Tàu vũ trụ Soyuz MS-10, phóng vào lúc 11h40 ngày 11/10 (theo giờ Matxcơva) lên Trạm Không gian Quốc tế (ISS) bất ngờ gặp sự cố khiến 2 phi hành gia Nick Hague của Mỹ và Alexey Ovchinin của Nga phải hạ cánh khẩn. Sự cố xảy ra sau khi tên lửa rời bệ phóng 120 giây.
Rất may cả hai phi hành gia đã hạ cánh an toàn và không phải chịu bất cứ thiệt hại nào về người.
Cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos không lâu sau sự cố đã đăng tải đoạn video ghi lại vụ việc.
"Hệ thống cứu hộ khẩn cấp đã hoạt động, tàu đã hạ cánh tại Kazakhstan. Phi hành đoàn còn sống", Roscosmos cho hay.
Giám đốc Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) Jim Bridenstine trong khi đó tuyên bố sẽ bằng mọi cách tìm tra nguyên nhân khiến tên lửa đẩy Soyuz MS-10 gặp sự cố. Ông cũng cho biết NASA sẽ mở một cuộc điều tra liên quan tới vụ việc và "làm việc chặt chẽ" với đối tác Nga là Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos) để sự cố tương tự không lặp lại trong các chuyến bay tiếp theo.
Theo Tass, Tổng thống Putin đã nhận được báo cáo về vụ việc được đánh giá là sự cố tàu vũ trụ tồi tệ nhất kể từ năm 1975 này.
"Tổng thống đã nhận được tất cả các thông tin cần thiết", người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết và nói thêm rằng điều quan trọng nhất hiện nay vẫn là các phi hành gia đã may mắn sống sót.
Chiến tranh sắp lên vũ trụ Cả Mỹ, Nga và Trung Quốc đều chứng tỏ khả năng phóng tên lửa từ trái đất để ngăn chặn và phá hủy vệ tinh |
NASA phóng tàu vũ trụ tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất Cuộc tìm kiếm sự sống trong vũ trụ tham vọng nhất lịch sử loài người dự kiến bắt đầu ngày 16/4 khi NASA phóng con ... |
Ấn Độ mất liên lạc với vệ tinh quan trọng Ấn Độ hôm 1-4 xác nhận mất liên lạc với vệ tinh GSAT-6A vừa được phóng 2 ngày trước đó. |
Nghĩa địa giữa đại dương chôn xác hàng trăm tàu vũ trụ Nằm ở tận cùng Trái Đất giữa bốn bề đại dương, Point Nemo là nơi các quốc gia đáp những mảnh còn lại của hàng ... |