Hôm 28/11, tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga cho biết sẽ không giảm nguồn cung khí đốt cho Moldova qua Ukraine.
- EU bất đồng về mức giá trần khí đốt
- Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt sang châu Âu qua đường ống Ukraine
- Các kho dự trữ khí đốt tại Đức được lấp đầy 100%
Tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga cho biết họ đã nhận được khoản thanh toán từ Moldova cho nguồn cung cấp khí đốt trong tháng 11, loại bỏ cảnh báo trước đó về viẹc cắt giảm khí đốt sang Moldova qua đường ống qua Ukraine.
"Gazprom đã nhận tiền thanh toán cho lượng khí đốt chuyển cho người tiêu dùng Moldova nhưng bị giữ lại ở Ukraine. Công ty quyết định không giảm lưu lượng trên đường ống qua Ukraine sang Moldova", thông báo của Gazprom cho hay.
Châu Âu đối mặt với khó khăn do thiếu nguồn cung khí đốt từ Nga. (Ảnh: Getty)
Tuần trước, Gazprom cho rằng Kiev đã chuyển hướng nguồn khí đốt qua Ukraine tới Moldova và giữ lại hơn 52 triệu m3. Tập đoàn cảnh báo cắt giảm lưu lượng khí đốt qua đường ống này từ ngày 28/11 để đáp trả.
Gazprom cho biết Moldova thường xuyên vi phạm các nghĩa vụ hợp đồng về thanh toán khí đốt của Nga, cảnh báo cắt giảm hoặc dừng các dòng chảy trong tương lai nếu đối tác không thực hiện khoản thanh toán đã thỏa thuận.
Đường ống Sudzha qua Ukraine là tuyến đường duy nhất còn lại vận chuyển khí đốt tự nhiên của Nga đến Tây và Trung Âu, sau khi đường ống Nord Stream bị hư hại hồi tháng 9.
Gazprom thông báo sẽ vận chuyển 42,2 triệu m3 khí đốt tới châu Âu qua Ukraine vào hôm 28/11. Con số này giảm nhẹ so với mức 42,6 triệu m3 một ngày trước đó.
Moldova là một trong những quốc gia nghèo nhất châu Âu. Quốc gia này phụ thuộc rất nhiều vào khí đốt của Nga. Chính phủ Moldova kêu gọi các hộ gia đình giảm tiêu thụ khí đốt càng nhiều càng tốt, vì giá đã tăng vọt trong năm nay, đẩy lạm phát lên mức cao kỷ lục.
Thủ tướng Natalia Gavrilita cảnh báo rằng nền kinh tế Moldova có thể phải đối mặt với cú sốc kép khi nguồn cung khí đốt của Nga giảm và giá năng lượng “cao bất thường” trong mùa đông này.
https://vtc.vn/nga-tiep-tuc-cung-cap-khi-dot-cho-moldova-ar717063.html