Hôm 8/1, Nga đáp trả một cách giận dữ với bình luận của Ngoại trưởng Mỹ rằng Kazakhstan có thể gặp khó khăn trong việc đưa quân đội Nga ra khỏi nước mình.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm 7/1 bình luận về việc Nga cử các lực lượng vào Kazakhstan sau những ngày bất ổn bạo lực ở quốc gia Trung Á. “Một bài học lịch sử gần đây là một khi người Nga ở trong nhà bạn, đôi khi rất khó để khiến họ rời đi”, ông Blinken nói.
Bộ Ngoại giao Nga gọi nhận xét của ông Blinken là "công kích điển hình" và cáo buộc ông nói đùa về các sự kiện bi thảm ở Kazakhstan. Moskva cho rằng Washington nên phân tích các hoạt động can thiệp của chính mình ở các nước như Iraq.
Binh lính ở Almaty, Kazakhstan. (Ảnh: Reuters) |
Cơ quan ngoại giao Nga khẳng định việc nước này triển khai các lực lượng ở Kazakhstan là một phản ứng hợp pháp, sau khi Kazakhstan yêu cầu sự hỗ trợ từ Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) - một liên minh của các quốc gia thuộc Liên Xô cũ bao gồm cả Nga.
Theo các hãng tin Nga, lực lượng lính dù Nga đã đến Kazakhstan trong khuôn khổ nhiệm vụ của CSTO. Các cuộc đụng độ bạo lực liên tiếp xảy ra giữa những người biểu tình với cảnh sát và quân đội ở Kazakhstan.
Không có nhiều thông tin đáng tin cậy về con số thương vong, nhưng các hãng thông tấn địa phương dẫn lời người phát ngôn của cảnh sát ở Almaty, thành phố lớn nhất Kazakhstan, cho biết hàng chục người đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công vào các tòa nhà chính phủ. Hôm 6/1, thành phố Almaty thông tin 353 cảnh sát và nhân viên an ninh đã bị thương, 12 người thiệt mạng.
Sự việc diễn ra vào thời điểm căng thẳng trong quan hệ Nga - Mỹ, khi hai nước chuẩn bị cho các cuộc đàm phán về cuộc khủng hoảng ở Ukraine vào ngày 10/1.
Moskva gần đây triển khai một lượng lớn quân đội gần biên giới với Ukraine nhưng bác bỏ cáo buộc của phương Tây cho rằng họ có kế hoạch tấn công Ukraine.
Liệu tình báo Mỹ có thể ngăn được vụ khủng bố 11-9? Các cuộc tấn công ngày 11-9-2001 có phải là một bất ngờ chiến lược không thể đoán trước? Dư luận chung cho rằng âm mưu ... |