Thời gian này, cứ mỗi sáng và trưa, trước khi đi học, Võ Nguyên Long, cậu học trò mồ côi Trường THPT Cần Thạnh (Cần Giờ, TP.HCM), lại ghé ngang chùa thắp nhang và báo với người mẹ đã khuất rằng em sắp thi THPT, sắp thực hiện được nguyện ước của mẹ.

nghi luc mua thi ban linh cua cau hoc tro mo coi

 

 

Từ nhỏ Võ Nguyên Long  đã không biết mặt cha. Một mình người mẹ tần tảo sớm hôm nuôi Long nên người. 

“Mẹ nằm im bất động, mẹ bỏ em lại và đi rồi”

 

nghi luc mua thi ban linh cua cau hoc tro mo coi

Em không khóc nữa đâu, em khóc nhiều rồi, em muốn mình mạnh mẽ và bản lĩnh. Em còn nguyện ước của mẹ phải thực hiện để mẹ được yên lòng an nghỉ. Em phải cứng cỏi, dù rằng phía trước có khó khăn thế nào

nghi luc mua thi ban linh cua cau hoc tro mo coi

VÕ NGUYÊN LONG

Từ khi có Long, mẹ rời nhà ngoại ở Cần Giờ lên Q.Bình Tân thuê nhà trọ để làm công nhân nuôi Long ăn học.

Cuộc sống càng vất vả hơn khi chi phí trên thành phố đắt đỏ; Long càng lớn việc học càng tốn kém và cũng là khoảng thời gian mẹ Long “lao tâm khổ tứ” nhiều nhất. Lương công nhân chỉ 4 triệu đồng/tháng nên mẹ Long phải xin làm luôn 2 ca một ngày để kiếm đủ tiền trang trải cuộc sống.

Võ Nguyên Long kể, ngày đó tiền học phí chưa bao giờ mẹ có đủ tiền để đóng một lần. Thường mẹ đóng trước một nửa rồi khi nào có lại đóng tiếp. Dù khó khăn hay phải một mình bươn chải với cuộc sống nhưng mong ước lớn nhất của mẹ là nhìn thấy Long thành tài.

Thế rồi, tai ương ập đến, ngày 8.9.2018, sau 3 năm phát hiện ung thư, mẹ đã rời xa Long mãi mãi. Từ một đứa trẻ không cha, Long lại mất cả mẹ. “Một cú sốc quá lớn đối với em. Mọi thứ như sụp đổ kể từ buổi trưa hôm đó. Mẹ đi nhưng em chưa kịp nói với mẹ lời nào, chưa làm được gì để bù đắp cho mẹ…”, Long bùi ngùi nhớ lại.

Từ buổi trưa hôm ấy Long không còn được hít hà mùi thức ăn mẹ nấu mỗi lần đi học về, không còn được mẹ ôm hôn lên má và cũng không còn ai để Long có thể nương tựa trước khi bước vào đời.

“Mọi ngày cứ đi học về mở cửa ra là mùi đồ ăn của mẹ nấu bay lên, nhưng trưa hôm ấy mẹ nằm im bất động, em gọi, em lay, mẹ cũng không trả lời. Mẹ bỏ em lại và đi rồi. Sáng trước khi đi học, mẹ còn ôm và hôn lên má em như mọi ngày, thế mà… Mẹ ơi!”, Long nghẹn ngào.

Võ Nguyên Long tự dằn vặt: “Giá mà ngày đó em cương quyết hơn, lúc mẹ phát hiện bệnh cương quyết để mẹ đi chữa trị. Nhưng mẹ cứ nói không sao, bệnh mẹ không chữa được thì chữa làm gì cho tốn tiền. Mẹ sợ tốn tiền, bao nhiêu tiền mẹ cũng dành dụm nuôi em, mẹ nhất quyết không chịu chữa bệnh. Giá mà ngày đó em không nghe lời mẹ, mẹ bảo học là em chỉ cắm đầu vào học. Nếu em biết đi làm thêm để phụ bớt cho mẹ thì có lẽ đã đỡ hơn cho mẹ được phần nào…”.

Cứ mỗi lần nhắc đến mẹ, Võ Nguyên Long lại không dám nhìn thẳng vào chúng tôi, vì sợ chúng tôi thấy những giọt nước mắt đang chực trào rơi trên khóe mắt chàng trai luôn tỏ ra cứng cỏi này.

Tương lai của em sẽ thế nào ?

 

Mọi sự giúp đỡ, xin bạn đọc gửi về Báo Thanh Niên theo thông tin sau: Chủ tài khoản: Báo Thanh Niên. Số tài khoản: 14710000000115 - Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển VN - chi nhánh Ba Tháng Hai, TP.HCM. Hoặc Báo Thanh Niên sẽ nhận trực tiếp tại tòa soạn, các văn phòng đại diện trong cả nước.

Nội dung ghi: Giúp đỡ em Võ Nguyên Long

Chúng tôi sẽ chuyển đến em Võ Nguyên Long trong thời gian sớm nhất.

Thấy Long cứ cố giấu đi những giọt nước mắt, chúng tôi bảo: “Nếu muốn khóc, em cứ khóc đi cho nhẹ lòng”. Nhưng Long nói: “Em không khóc nữa đâu, em khóc nhiều rồi, em muốn mình mạnh mẽ và bản lĩnh. Em còn nguyện ước của mẹ phải thực hiện để mẹ được yên lòng an nghỉ. Em phải cứng cỏi, dù rằng phía trước có khó khăn thế nào”.

Long kể cả một khoảng thời gian dài trước đó, đêm nào Long cũng khóc, nhưng chỉ dám khóc mỗi lần đi ngủ để mọi người không ai biết. Hiện tại, Long về ở nhà ngoại và được dì cưu mang. Nhưng dì của Long còn phải lo cho bà ngoại già yếu đang nằm một chỗ.

“Tôi thương cháu nên chuyển trường để cháu về đây tiếp tục đi học. Nhưng tương lai phía trước, Long phải nỗ lực cố gắng, tôi cũng không lo được cho cháu mãi. Người ta nói, đàn đứt dây còn thay còn nối, cha mẹ không còn thì phải chịu kiếp mồ côi. Thấy thương cho đứa cháu đáng thương của tôi. Rồi tương lai không biết nó có đủ bản lĩnh để vượt qua?”, chị Huỳnh Thị Thu, dì của Long, bộc bạch.

Bà ngoại của Long thì khóc nghẹn trên giường, nói: “Tôi già rồi, thương cháu nhưng cũng không thể lo được gì cho cháu. Chỉ mong cháu lúc nào cũng cố gắng và biết tự lo cho mình”.

Sự lạc quan cũng như nghị lực đã luôn thôi thúc để Long cố gắng mỗi ngày. Long bảo: “Em mất mẹ nhưng may mắn vẫn còn người thân cưu mang và lo lắng cho em. Sau khi thi đại học, em sẽ vừa đi làm vừa đi học để tự lo cho bản thân. Cố gắng học để kiếm học bổng, như thế sẽ đỡ chi phí hơn rất nhiều. Ngày xưa một mình mẹ vẫn có thể gồng gánh nuôi em ăn học, thì ngày hôm nay, tại sao em không làm được chứ? Em là một thằng đàn ông mà, chắc chắn em sẽ có nghị lực”.

Long luôn dặn lòng phải nghị lực và bản lĩnh. Thế nhưng, từ sâu trong ánh mắt của cậu học trò hiếu học là cả một nỗi lo.

Chia tay Võ Nguyên  Long ra về, chúng tôi cứ lởn vởn câu hỏi: “Rồi tương lai em sẽ thế nào khi một mình bươn chải giữa dòng đời không yên ả?”.

nghi luc mua thi ban linh cua cau hoc tro mo coi Nghị lực mùa thi: Nữ sinh mồ côi cha may áo, dệt ước mơ

Ban ngày học bài, buổi tối cho tới đêm lại cặm cụi bên máy may, nữ sinh mồ côi cha (gương nghị lực mùa thi ...

nghi luc mua thi ban linh cua cau hoc tro mo coi Nghị lực mùa thi: Cùng giúp cô gái mồ côi cha vào đại học

Ngoài bàn máy may cũ kỹ để làm kế mưu sinh mỗi ngày, tôi nhìn quanh căn nhà cấp 4 đã xuống cấp, thứ nhiều ...

 

/ https://thanhnien.vn