Chỉ còn chưa đầy nửa tháng nữa, Nguyễn Ngọc Hoài Phương, học sinh Trường THPT Gò Vấp, TP.HCM, sẽ bước vào kỳ thi THPT quốc gia. Nhưng ngoài nỗi lo cho kỳ thi, cô học trò 11 năm liền đạt học sinh giỏi này đang nơm nớp lo không có tiền để học tiếp. Sự vươn lên trong học tập của Hoài Phương là một nghị lực mùa thi 2019.
Ngày 9.6, tại lễ trưởng thành ở Trường THPT Gò Vấp, Phương phải giấu đi những giọt nước mắt khi nhìn bạn bè cài hoa tri ân cho đấng sinh thành. Sự cố gắng của Phương là một nghị lực mùa thi 2019
Em sẽ không bao giờ bỏ cuộc...
Không phải em không còn ba, còn mẹ, mà ba em bị tai biến liệt nửa người, một mình mẹ phải cày ngày cày đêm nuôi cả gia đình với 6 người. Và hôm nay, mẹ Phương dù rất muốn đến dự lễ trưởng thành của con, dù không muốn con tủi thân, nhưng không xin nghỉ làm được.“Tôi đã xin cuối tháng này nghỉ 3 ngày để đưa Phương đi thi đại học, rồi cứ 2 tháng một lần lại xin nghỉ 2 ngày để đưa ba Phương về Châu Đốc (An Giang) để xin thuốc chữa bệnh miễn phí. Nên hôm nay xin nghỉ mà không được, cũng biết con buồn, cũng thương con nhưng đành chấp nhận”, chị Cao Ngọc Oanh (mẹ Phương) tâm sự.
Phương buồn, Phương tủi nhưng chỉ biết khóc thầm rồi chạy thẳng đến Bệnh viện Nhân dân Gia Định (nơi mẹ Phương đang làm nhân viên vệ sinh) để ôm chầm lấy mẹ, nói lời cảm ơn vì những tháng ngày mẹ tần tảo, gồng gánh nuôi hai chị em Phương ăn học.
NỮ VƯƠNG |
Lau những giọt nước mắt, mẹ Phương kể: “Trước đây, hai vợ chồng đều làm công nhân, dù cuộc sống bấp bênh nhưng không đến nông nỗi như bây giờ. Cách đây gần 6 năm, ba Phương đột ngột bị tai biến và nằm một chỗ, từ đó đến giờ cuộc sống của gia đình trở nên bế tắc...”.
Mẹ Phương vừa lo chạy chữa cho ba vừa lo cho hai chị em ăn học và ông bà ngoại già yếu. Mới đây, ba Phương lại phát hiện bị thêm bệnh tiểu đường, ông ngoại thì ung thư phế quản, cuộc sống đã khó khăn lại càng chồng chất khó khăn. Tất cả nguồn sống của gia đình chỉ trông chờ vào đồng lương lao công ít ỏi (4,1 triệu đồng/tháng) của mẹ Phương.
|
Vậy nên, ở thành phố đắt đỏ này mà mỗi tuần, cả gia đình 6 thành viên của Phương chỉ tốn 200.000 đồng tiền ăn. “Cuối tuần mẹ đưa 200.000 đồng để em đi chợ mua đồ ăn cho cả tuần. Do đó, khẩu phần ăn của gia đình em đa phần chỉ có rau. Tiền lương của mẹ ít ỏi, lại lo cho cả gia đình, nên có bữa ăn là may mắn lắm rồi đó ạ”, Phương kể.
Thấu được những vất vả của mẹ, Phương luôn nỗ lực, phấn đấu hết mình cho việc học. Và dù khó khăn thế nào cô học trò hiếu học vẫn sẽ không bao giờ bỏ cuộc. Với Phương, đó là món quà vô giá mà em có thể dành tặng mẹ.
... chỉ sợ cuộc đời từ bỏ em
Chính vì những quyết tâm, nên nhiều năm liền Phương đạt học sinh giỏi và là cô lớp trưởng gương mẫu để bạn bè trong lớp noi theo.
Ở trường, Phương là học trò năng nổ, tham gia nhiều hoạt động đoàn hội; về đến nhà, Phương đảm đang và chu toàn việc nhà cho mẹ. Vì muốn phụ giúp mẹ, nhiều lúc Phương hy sinh những ngày tết, ngày hè để đi làm thêm.
“Em mong cho kỳ thi nhanh qua để đi xin việc làm thêm. Vì lúc đó em đủ tuổi đi làm, mấy năm trước dù rất muốn phụ mẹ, nhưng nhiều việc người ta không nhận vì em chưa đủ 18 tuổi, nên em chỉ có thể làm được những việc mà người ta tuyển làm gấp trong vòng vài giờ, chứ không tìm được việc làm cố định”, Phương tâm sự.
Phương kể mỗi lần nhìn thấy mẹ hy sinh tất cả cho con, đấy là động lực để em cố gắng mỗi ngày. “Dù mẹ ít học, mỗi lần họp phụ huynh về mẹ không hiểu cô nói gì, nhưng mẹ vẫn đặt lịch mỗi năm xin nghỉ làm để đi họp phụ huynh, vì mẹ không muốn con mẹ tủi thân với bạn bè. Bao nhiêu năm nay mẹ toàn nhịn ăn sáng, nhưng đi làm được mấy cô ở bệnh viện thương cho đồ ăn, có gì ngon mẹ đều mang về cho 2 chị em...”.
Kể đến đây, Phương nghẹn ngào. Ánh mắt đầy suy tư của cô học trò hiếu học khiến người viết cũng phải nghẹn ngào.
“Những lúc 5 giờ sáng tỉnh giấc dậy nghe tiếng mưa, em lo cho thân mẹ yếu ớt, quần quật làm suốt ngày không có giờ nghỉ, lại đi làm mắc mưa thì mẹ sẽ đổ bệnh. Em sợ mẹ kiệt sức, mẹ mất... Em sợ lắm”, Phương lo lắng.
Có thể cánh cổng giảng đường sẽ rộng mở với cô học trò hiếu học, nhưng cánh cổng ấy cũng có thể đóng sập bất cứ lúc nào, như nỗi lo mà em luôn nơm nớp trong lòng: “Tiền đâu để em đi học tiếp hả chị? Thấy mẹ khổ quá em cũng không biết phải làm sao. Em sẽ luôn nỗ lực hết mình, chỉ sợ cuộc đời này từ bỏ em”. Sự cố gắng của Phương là một nghị lực mùa thi 2019
Nghị lực mùa thi: Con trai thợ nề và tấm huy chương quốc tế Câu chuyện nghị lực mùa thi của Thái Xuân Đăng, học sinh Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP.Đông Hà, Quảng Trị, đã làm cho ... |
Nghị lực phi thường của người cha cụt tay, nuôi con liệt nửa người vì tai nạn Bị cụt mất tay trái nhưng ông Hoàng (gần 60 tuổi) vẫn đi làm phụ hồ để mưu sinh và nuôi đứa con bị liệt ... |