Chưa nhận được báo cáo của Cục Hàng không VN nhưng Bộ GTVT đã có nhận đình trùng khớp và cần có thêm thời gian để điều tra tiêu cực.
Sáng 1/8/2018, Cục Hàng không Việt Nam cho biết, đã gửi báo cáo về nghi vấn bôi trơn trong vấn đề tuyển sinh, đào tạo phi công mà ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương phản ánh nhưng trong cuộc họp báo chính phủ chiều ngày 1/8/2018 Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, Bộ chưa nhận được báo cáo của Cục Hàng không Việt Nam theo đúng hạn.
Mặc dù vậy, ông Đông đã có những nhận định trùng khớp so với thông tin mà Cục Hàng không Việt Nam cung cấp cho báo chí trong ngày 31/7.
Ông Đông cho rằng, có 2 nội dung cần phân tách trong việc tuyển sinh và đạo tạo phi công.
Phần một là về phía quản lý Nhà nước, Cục Hàng không theo chức năng nhiệm vụ được giao phải xem xét đầu ra của các ứng viên dựa trên hồ sơ về bằng cấp và việc huấn luyện trong quá trình học.
Phần hai là hoạt động của doanh nghiệp trong việc tuyển chọn, lựa chọn người điều khiển máy bay.
Những nghi vấn về tiêu cực trong đào tạo phi công cho Vietnam Airlines chưa có lời giải. Ảnh minh họa.
Vị Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết, cho dù đầu vào thế nào, đào tạo ra sao đi chăng nữa thì đầu ra của phi công cũng phải đủ 2 điều kiện Thứ nhất là danh sách của các đơn vị được phép đào tạo nằm trong danh mục của Tổ chức Hàng không quốc tế công nhận. Và đánh giá phải tuân thủ, phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam.
Thứ hai, cá nhân người lái máy bay phải được Cục Hàng không ở nước đào tạo tổ chức kiểm tra, đánh giá, cấp bằng lái cơ bản. Sau đó, muốn lái loại máy bay nào thì phải học thêm để lái loại máy bay đó.
Việc này phụ thuộc vào nỗ lực của các học viên, đào tạo cơ bản và đảm bảo yêu cầu, tiêu chuẩn của ICAO trong điều hành máy bay quy mô thương mại.
Ngoài ra, để tiếp tục được phép lái loại máy nào thì phải học thêm lái loại đó, ví dụ máy bay A320, hay Boeing…
"Việc tuyển chọn phi công, Bộ GTVT đã yêu cầu Cục Hàng không, Vietnam Airlines làm rõ, cần có thời gian.
Việc tuyển chọn hay xem xét có tiêu cực thế nào cần xem xét thận trọng vì đây là quá trình chặt chẽ từ đào tạo, các trường nằm trong danh mục, chấp nhận chứng chỉ được sử dụng… sau đó, các hãng tuyển dụng phải chịu trách nhiệm chất lượng phi công. Nếu có tiêu cực, phải xem xét cẩn thận để cung cấp cho cơ quan công luận sau" - ông Đông nói.
Trước đó, khi trả lời báo chí, Cục Hàng không Việt Nam cũng khẳng định vấn đề này trong báo cáo gửi cho Bộ GTVT.
Theo báo cáo của Cục Hàng không Việt Nam, tiêu chuẩn phi công do Vietnam Airlines tuyển sinh và đào tạo đều đạt chuẩn những yêu cầu mà Bộ GTVT đề ra, độc lập với quá trình tuyển dụng của các hãng hàng không.
Các vấn đề mà ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương đề ra không ảnh hưởng đến quá trình đánh giá độc lập, khách quan và chất lượng của Cục đối với các phi công trước khi được cấp bằng và cho phép hoạt động khai thác.
Những trường nước ngoài liên kết đào tạo với Vietnam Airlines đều được phê chuẩn bởi quốc gia thành viên ICAO và được Cục Hàng không Việt Nam đánh giá tuân thủ các quy định của Việt Nam về tổ chức huấn luyện phi công.
Quá trình tuyển sinh, đào tạo phi công đều được Vietnam Airlines kiểm tra, đánh giá thường xuyên, đủ điều kiện mới được cấp bằng.
Cả Thứ trưởng Bộ GTVT và Cục Hàng không Việt Nam đều bày tỏ mong muốn cần có thêm thời gian để xác minh, đánh giá những vấn đề mà ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương phản ánh.
Ngọc Mai
Yêu cầu Vietnam Airlines giải trình về tiêu cực đào tạo phi công Bộ trưởng GTVT yêu cầu Vietnam Airlines giải trình về bất cập trong việc đào tạo, phỏng vấn, kiểm tra phi công theo nội dung ... |
Vợ phi công Su-22: "Bố con là siêu anh hùng" Trong mắt người thân, bạn bè và đồng đội, phi công Phạm Giang Nam là anh hùng. Trước câu hỏi của hai đứa trẻ, vợ ... |
Người thân, đồng đội tiễn đưa hai phi công Su-22 Rất đông đồng đội, người thân sáng 28/7 đã tới Nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 4 (Nghệ An) viếng, tiễn đưa đưa 2 ... |