Hầu hết người Việt có ý thức văn minh hơn khi sống ở Nhật Bản nhưng vẫn có người vẫn
Ngày 6/11/2018, chia sẻ với Đất Việt thông tin cơ quan chức năng Nhật Bản đang truy tìm người khắc bậy dòng chữ "A Hào" kèm theo nhiều ký tự lên một hòn đá tại khu thành cổ Yonago, tỉnh Tottori - nhiều người Việt Nam đang sống và làm việc tại Nhật Bản không bày tỏ sự bất ngờ.
Anh Nguyễn Văn Khánh (28 tuổi, quê Hưng Yên, lao động Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản) nhận định, những ký tự khắc trên viên đá tại khu thành cổ Yonago nhiều khả năng là do một người Việt Nam tạo lên. Bản thân anh cũng từng chứng kiến nhiều hành động của người Việt Nam trên đất nước Nhật Bản cho thấy sự biệt quá xa về văn hóa, ý thức của người Việt so với nước bạn.
"Phần lớn người Việt vẫn mang theo cách hành xử trong nước khi sang Nhật Bản sinh sống. Như có một lần, tôi đang đi ngoài đường tiện tay vứt ra bừa bãi bị người Nhật Bản nhìn như "vật thể lạ". Điều đó làm mình cảm thấy ái ngại, tự động nhận ra hành động lạ lẫm của mình rồi quay lại nhặt rác bỏ vào đúng nơi quy định" - anh Khánh chia sẻ.
Với người Nhật Bản, họ có quy định rất nghiêm ngặt về việc giữ gìn vệ sinh môi trường và văn hóa, di tích lịch sử. Một công dân Nhật Bản sẵn sàng nhắc nhở du khách quốc tế nếu thấy hành động của người đó không phù hợp với thuần phong mỹ tục của đất nước họ. Nếu sau nhiều lần nhắc nhở mà không sửa đổi thì người đó có thể bị tẩy chay, lên án.
Dòng chữ và ký tự nghi của người Việt vẽ bây lên viên đá tại khu thành cổ Yonago đang bị lên án gay gắt.
Anh Khánh cho biết, mặc dù khi sang Nhật Bản sinh sống, đa phần người Việt Nam đều có ý thức thay đổi, phải sống văn minh hơn nhưng đôi khi vẫn không thể kiểm soát được hành vi của mình.
"Nếu như hành vi vẽ bậy lên di tích lịch sử ở Việt Nam là bình thường, xuất hiện ở khắp nơi mà không bị xử lý thì ở Nhật Bản lại xử rất nặng. Nhưng nhiều người mới sang lại không biết việc đó, vẫn vô tư vi phạm. Sự vô ý thức này đa phần đến từ những lao động trốn ra ngoài làm, còn với những người Việt làm trong công ty ở Nhật Bản thì họ quản lý rất chặt, xử phạt nặng nên có muốn cũng không dám thực hiện" - anh Khánh cho biết.
Còn chị Phạm Huyền Nhung (26 tuổi, quê Thái Bình đang làm việc tại Tokyo, Nhật Bản) thành thật cho biết, về sự vô ý thức của du khách quốc tế trên đất nước Nhật Bản thì không chỉ có Việt Nam, nhiều nhất vẫn là du khách Trung Quốc.
"Nếu người nước nào thường xuyên vi phạm pháp luật, không tôn trọng di tích lịch sử... thì Nhật Bản sẵn sàng ra chính sách hạn chế người nước đó nhập cảnh. Không chỉ có người Việt Nam mà ngay cả những người mang quốc tịch Philipines, Indonesia, Thái Lan, Campuchia... cũng từng xâm hại di tích khi đến Nhật Bản du lịch và làm việc" - chị Nhung cho biết.
Chị Nhung thừa nhận, Nhật Bản là đất nước văn minh, phát triển, người dân có ý thức, trách nhiệm với công việc, gia đình rất cao. Nhưng không phải chỗ nào ở Nhật Bản cũng hoàn hảo, có những nơi vẫn nhiều rác, ô nhiễm môi trường, cũng có những người dân Nhật Bản ý thức kém, vi phạm pháp luật.
Chị Nhung cho rằng, người khắc chữ "A Hào" và ký tự lên đá tại khu thành cổ Yonago có thể là người Việt Nam mới sang Nhật Bản nên chưa hiểu được văn hóa và những quy định của đất nước mặt trời mọc.
"Hành động bột phát, cứ nghĩ nó là bình thường như ở Việt Nam nên không ý thức được đây là một hành vi bị người Nhật Bản lên án rất mạnh mẽ. Họ có sự tự trọng cao, ý thức bảo vệ di tích lịch sử khác xa với người Việt Nam. Có thể sự việc rùm beng hơn lên cũng là một phần để tuyên truyền cho người dân các nước đến Nhật Bản hiểu rõ hơn về ý thức bảo vệ các di tích văn hóa" - chị Nhung bày tỏ.
Người Nhật, người Nga dọn rác, còn nhiều người Việt nên biết "xấu hổ" Việc xả rác là một điểm trừ của nhiều người Việt, trong khi lại có những “ông Tây” từ xa xôi đến Việt Nam tình ... |
Người Việt ở Nga hòa cùng không khí World Cup Fan bóng đá người Việt sẵn sàng chi hàng nghìn USD để sang Nga và trực tiếp thưởng thức các trận cầu gay cấn tại ... |