Sau nghiên cứu phải chốt lại được quan điểm nên cấm hay nên coi mại dâm là một nghề, thống nhất được như vậy thì nghiên cứu mới có giá trị.
Mới đây, thảo luận tại phiên họp tổ kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XVI, ĐBQH cho rằng, cần phải có một đề tài nghiên cứu về mại dâm ở tầm cỡ quốc gia để quyết định xem có cho phép kinh doanh mại dâm hay sẽ cấm triệt để.
Nhiều nước phát triển cũng không cho phép kinh doanh mại dâm. Ảnh minh họa: CafeBiz |
Nêu quan điểm về đề xuất trên, ông Lê Đức Hiền - nguyên Phó Cục trưởng Cục phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐ-TB-XH) cho rằng, đã có rất nhiều nghiên cứu về mại dâm và phòng chống mại dâm được thực hiện với quy mô khác nhau. Trong đó, có những nghiên cứu mang tầm quốc gia và nhiều nghiên cứu có sự tham gia của chuyên gia quốc tế. Quốc tế cũng nghiên cứu về vấn đề mại dâm rất nhiều.
Cũng theo ông Hiền, kết quả nghiên cứu cũng ghi nhận ý kiến từ các nước rất khác nhau. Lập luận chung của các nghiện cứu đều cho rằng mại dâm là vấn đề xã hội không tốt đẹp gì nhưng rất khó khăn trong việc quản lý, xử lý và các nghiên cứu đều hướng tới mục tiêu là làm sao quản lý, hạn chế các hệ lụy mại dâm gây ra, mang lại lợi ích tốt nhất cho sự phát triển chung của nền kinh tế và xã hội mỗi nước. Đặc biệt là về vấn đề đạo đức, an ninh trật tự, an toàn của quốc gia.
Riêng Việt Nam, các nghiên cứu vẫn luôn khẳng định mại dâm không thể được công nhận là một nghề. Và câu chuyện có công nhận mại dâm là một nghề hay không vẫn gây tranh cãi suốt nhiều năm qua, cuối cùng luật Đầu tư (sửa đổi) mới đây đã đưa mại dâm vào danh sách những ngành nghề bị cấm kinh doanh.
“Nếu bây giờ tiếp tục nghiên cứu "tầm quốc gia", với nhận thức mới, kiến thức mới có thể việc nghiên cứu cũng rất nên được đặt ra. Tuy nhiên, cũng nên xem xét, cân nhắc thật kỹ mục đích của việc nghiên cứu là gì? Nếu nghiên cứu để đưa ra cơ sở, lập luận nhằm thống nhất, khẳng định lại quan điểm của số đông rằng cấm mại dâm là cần thiết thì Nhà nước sẽ tiếp tục thực hiện cấm mại dâm dưới mọi hình thức và phải làm mạnh hơn nữa.
Ngược lại, nếu muốn coi đó là một nghề thì nghiên cứu, cân nhắc và xem xét.
Tức là sau nghiên cứu phải chốt lại được quan điểm nên coi mại dâm là một nghề hay nên cấm triệt để? Khi thống nhất được như vậy thì việc nghiên cứu mới có giá trị và mang lại ý nghĩa”, ông Hiền nói.
Nhìn nhận chung, ông Hiền cho rằng quản lý mại dâm vẫn sẽ là chủ đề còn gây tranh cãi trong thời gian tới và ngay cả khi có thực hiện nghiên cứu mới thì quan điểm coi mại dâm là một nghề vẫn khó nhận được sự đồng thuận từ dư luận xã hội.
Ông cho biết, những ý kiến muốn coi mại dâm là một nghề cũng có lý do riêng, có thể như do công tác phòng chống mại dâm còn bất cập nhưng đó là những quan điểm chưa dựa trên những nghiên cứu, đánh giá thật thấu đáo, thật kỹ lưỡng ở mọi khía cạnh, còn ngộ nhận nhiều vấn đề về mại dâm và hợp pháp hóa mại dâm.
Theo ông Hiền, từ kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới mại dâm vẫn không thể được công nhận là một nghề vì những lo ngại về tệ nạn xã hội, các hệ lụycũng như sự khó khăn trong công tác quản lý.
Thống kê có khoảng 15/40 quốc gia công nhận mại dâm là một nghề và đó đều là những nước rất phát triển còn lại với những nước đang phát triển.Công ước Liên Hiệp quốc về trấn áp buôn bán người và bóc lột mại dâm người khác năm 1949, phê chuẩn ngày 02/12/1949 của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, quy định mại dâm và tệ nạn đi kèm với nó là buôn bán người vì mục đích mại dâm là trái với nhân phẩm, giá trị con người và đe dọa đến hạnh phúc của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng,
Ông Hiền cho biết, ngay tại Thái Lan, dù là quốc gia rất phát triển về du lịch và nổi tiếng với những khu phố đèn đỏ nhưng luật pháp Thái Lan vẫn không công nhận mại dâm là một nghề.
Thực tế, mại dâm đang là vấn đề đau đầu và đã tạo ra những hệ lụy rất phức tạp. Những vấn nạn hiếp dâm, bóc lột tình dục, mua bán người, tỉ lệ người nhiễm HIV, các tội phạm khác liên quan… gia tăng và khó quản. Tuy nhiên, chính Thái Lan cũng không thể quản lý được mại dâm do chính các cơ quan quản lý của nước này cũng đang phải chịu rất nhiều sức ép từ sự phát triển, sức ép của du lịch và sức ép từ các thế lực xã hội chứ không phải do mong muốn của chính quyền nước này.
Để thêm minh chứng, ông Lê Đức Hiền lấy thêm ví dụ từ Thụy Điển và cho biết đây là một trong số các nước Bắc Âu rất phát triển từng mở cửa với mại dâm nhưng cuối cùng cũng phải siết lại, phải đóng cửa với mại dâm. Nhiều nước khác hợp pháp hóa mại dâm đang có nhiều động tác để rút lại chính sách này.
“Với một nước đi trước, đã rút ra được nhiều kinh nghiệm và vẫn không thể quản lý được mại dâm thì Việt Nam không nên mạo hiểm”, ông Hiền cảnh báo.
Trước lý do cấm mại dâm là đóng cửa với hội nhập, du lịch, mất nguồn thu mà vẫn không quản lý được, ông Hiền cho rằng quản lý được hay không là do thực thi.
Vị chuyên gia chỉ rõ mấy vấn đề. Thứ nhất, do quan điểm còn khác nhau nên việc thực thi pháp luậtvề phòng chống tệ nạn mại dâm còn chưa nghiêm túc, trì trệ.
Thứ hai, khi quan điểm còn trống đánh xuôi, kèn thổi ngược thì đương nhiên quyết tâm phòng, chống tệ nạn mại dâm ở nhiều địa phương chưa tốt. Đặc biệt, nếu còn coi mại dâm "là vấn đề "muôn thuở", không có gì nổi cộm,là một nguồn thu, tạo sự đóng góp cho ngân sách địa phương thì việc thực thi pháp luật, xử lý sai phạm là rất khó.
Thứ ba, còn có tình trạng bảo kê, tiêu cực, dung túng thì khó dẹp được mại dâm.
“Có khi chỗ mua bán dâm nằm ngay gần trụ sở công an phường, quận thì hỏi phòng chống nghiêm ngặt ở chỗ nào!
Rõ ràng ở đây có sự thực thi thiếu trách nhiệm, có chuyện làm ngơ, thậm chí có vấn đề gì đó đằng sau.
Vấn đề phòng chống mại dâm hiện nay nó như một cái vòng luẩn quẩn: nhận thức không thống nhất thì hành động thiếu kiên quyết, thiếu đồng bộ, mạch lạc dẫn đến hiệu quả thấp, mại dâm phát triển, ảnh hưởng đến xã hội, người dân bức xúc, mất lòng tin vào các giải pháp, đòi hỏi Chính phủ phải đổi mới quan điểm, giải pháp về mại dâm mà một trong những hướng đó là hợp pháp hóa mại dâm để quản lý. Nhưng đến đây thì người ta không thật rõ mặt trái và những "thất bại" trong quản lý nếu hợp pháp hóa mại dâm là thế nào. Để rồi lại không thống nhất với quan điểm của Nhà nước…
Vì thế, về mặt luật pháp, các quy định pháp luật đã có, rất chặt chẽ nhưng khi thực thi phải thống nhất, phải nghiêm chuẩn, được bố trí nguồn lực tương xứng, cơ quan, cá nhân được giao phải chịu trách nhiệm cao nhất, không lơ là và phải phát huy được sức mạnh và phong trào quần chúng… mới có hiệu quả”, ông Hiền nêu quan điểm.
Ngoài ra, ông Hiền cũng cho rằng để quản lý được mại dâm hiệu quả cần áp dụng nhiều biện pháp. Ngoài yêu cầu nghiêm nghiêm ngặt trong thực thi pháp luật cũng cần đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, hỗ trợ sinh kế giúp cho những người bán dâm hòa nhập với cộng đồng xã hội. Đồng thời, pháp luật về phòng chống mại dâm cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp vì đến nay nó vừa thiếu, nhiều quy định khó khả thi.
Bên cạnh đó, các chế tài xử lý cũng cần được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện phát triển hiện nay. Lấy ví dụ ở Thụy Điển, ông Hiền cho biết với những người mua dâm lần đầu nước này xử phạt số tiền lên tới hàng 5.000 USD hoặc tù 6-12 tháng, với lần thứ hai bị xử lý hình sự đến 4 năm, công khai danh tính bất kể anh mua dâm ở trong nước hay ở nước ngoài. Tình hình mại dâm, tội phạm về mại dâm giảm hẳn so với trước đó và các nuớc Bắc Âu khác. Tuy nhiên, ở Việt Nam người mua dâm chỉ đang chịu mức phạt 1 triệu đồng và không bị công khai danh tính. Theo ông Hiền, hình thức xử lý này còn quá nhẹ, không đủ sức răn đe. Nếu xử phạt thật nghiêm sẽ hạn chế được người mua dâm và như vậy cũng sẽ hạn chế được bán dâm.
ĐBQH đề xuất cần nghiên cứu mại dâm tầm quốc gia Trước những lo ngại nếu cấm mại dâm sẽ ảnh hưởng tới du lịch, hội nhập, ông Hiền cảnh báo, mại dâm là một vấn nạn đã bị Liên Hợp Quốc lên án và coi đó là một hành vi bóc lột tàn tệ nhất, phải ngăn chặn thì không có lý do gì lại lấy lý do phát triển du lịch hay hội nhập để mở cửa với mại dâm. Có thể nguồn thu từ phát triển du lịch, từ gái bán dâm là không nhỏ nhưng nếu so với những chi phí bỏ ra để quản lý và khắc phục hậu quả xã hội do mại dâm mang lại có lẽ không thấm tháp gì, trong đó có vấn đề băng hoại văn hóa, đạo đức truyền thống dân tộc, thiệt hại rất khó đong đếm được. Từ những gì đã phân tích, vị chuyên gia chốt lại là không nên coi mại dâm là một nghề để tránh những hệ lụy xã hội cũng như hệ lụy trong quản lý, đồng thời, cần phải đổi mới chính sách, pháp luật về phòng chống mai dâm theo hướng tăng cường, hiệu quả. Nhưng điều cần làm trước tiên là thống nhất quan điểm từ trên xuống dưới. |
Khóc nghẹn phát hiện chồng sắp cưới “quan hệ” với gái mại dâm Tôi khóc nghẹn vì bị phản bội. Tôi nhất quyết đòi chia tay nhưng anh van vỉ, khóc lóc rằng, sẽ không thể sống được ... |
Cảnh sát hình sự Hà Nội phá đường dây lừa bán các cô gái trẻ sang Myanmar làm gái mại dâm Rủ đi nước ngoài làm nhân viên chia bài tại sòng bạc với mức lương 15 triệu đồng/tháng, các đối tượng đã lừa bán cô ... |
Hot girl điều hành đường dây "chân dài" bán dâm giá ngàn USD bị khởi tố Mỗi khi có khách mua dâm đặt vấn đề với Cúc, "tú bà" này thường hét giá "tàu nhanh" từ 10 đến 25 triệu đồng, ... |
Sau khi gái bán dâm đưa khách vào nhà trọ, Lê Chí Hải cùng đàn em chui sang từ phòng bên cạnh, trộm hết tài ... |
Lam Nguyễn