Cùng với những lùm xùm về vấn đề quảng cáo, Coca Cola còn gây tranh cãi với việc báo lỗ 20 năm tại thị trường Việt Nam.
Cụm từ "Mở lon Việt Nam' đang đẩy Coca Cola vào những tranh cãi về vấn đề văn hóa quảng cáo. Trong khi cộng đồng mạng đang lên đồng chỉ trích Coca Cola sử dụng chiêu trò phản cảm để đánh bóng tên tuổi thì không ít chuyên gia truyền thông lại so sánh quảng cáo của Coca Cola với quảng cáo phản cảm của những sản phẩm khác như bao cao su, dầu gội....
"Nếu cấm quảng cáo của Coca Cola thì cũng cần có những chế tài đối với việc quảng cáo phản cảm của những thương hiệu khác", một chuyên gia truyền thông nêu ý kiến về sự việc này.
Hiện nay, sau yêu cầu của Bộ VHTT&DL, đại diện Coca Cola đã cho thay đổi nội dung quảng cáo đang gây tranh cãi. Dù vậy, những ồn ào của thương hiệu này lại tiếp tục dấy lên về việc gần 20 năm báo lỗ tại thị trường Việt Nam.
Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, việc Coca Cola liên tục báo lỗ là điều bất thường ở góc độ kinh tế học. “Một doanh nghiệp chỉ có thể báo lỗ trong vòng 3 năm. Nếu sau đó vẫn tiếp tục báo lỗ nhưng vẫn mở rộng thị trường và tiếp tục phát triển thì cần xem xét lại công tác quản lý của cơ quan thuế”, ông Lê Đăng Doanh nói.
Thậm chí chuyên gia này kiến nghị, cần đặt sự nghi ngờ về kết quả kinh doanh mà Coca Cola báo cáo và thanh tra thuế phải vào cuộc ngay lập tức.
Số liệu thống kê từ Cục Thuế TP HCM cho biết, vào thời điểm tháng 12/2012, tổng số lỗ lũy kế của Coca-Cola Việt Nam lên đến 3.768 tỉ đồng, vượt quá số vốn đầu tư ban đầu 2.950 tỉ đồng. Như vậy, về mặt kỹ thuật thì lẽ ra Coca-Cola Việt Nam đã phải phá sản.
Một số liệu khác cũng phản ánh, năm 2010, công ty đã báo cáo lỗ 188 tỷ đồng, tương đương 8,98 triệu USD ở thị trường Việt Nam. Lũy kế, con số thua lỗ mà doanh nghiệp báo cáo lên tới 180 triệu USD trong thập kỷ vừa qua.
Cho dù liên tục kêu lỗ như vậy song, trong kế hoạch 3 năm tiếp theo, Coca-Cola vẫn dự kiến đầu tư thêm 300 triệu USD để mở rộng kinh doanh tại Việt Nam. Điều này khiến Coca Cola không tránh khỏi nghi án chuyển giá.
Theo ông Lê Đăng Doanh, việc báo lỗ chỉ là "chiến lược" của Coca Cola.
Coca Cola liên tục báo lỗ tại thị trường Việt Nam.
Trong một tài liệu gửi Ủy ban nhân dân (UBND) TP HCM, Coca-Cola Việt Nam cho biết, sau một thời gian thua lỗ kéo dài, doanh nghiệp này đã kinh doanh có lãi. Cụ thể, lợi nhuận tính thuế năm 2014 của công ty đạt 16,6 triệu USD, tăng gấp đôi so với mức 7 triệu USD của năm 2013.
Tổng số thuế mà doanh nghiệp này nộp ngân sách năm 2014 đạt 20 triệu USD, sản lượng tiêu thụ tăng 25%. Giới chuyên gia tài chính nhận xét, việc Coca Cola thông báo đóng thuế là một động tác để bảo vệ thương hiệu. Bởi, sau những cảnh báo của cơ quan chức năng, doanh nghiệp này buộc phải “chấp nhận” kinh doanh có lãi để bảo vệ uy tín của họ trước người tiêu dùng.
Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp đối phó của doanh nghiệp. Bởi 20 triệu USD chỉ là con số rất nhỏ so với hiệu quả kinh doanh của Coca Cola tại Việt Nam.
Trên thực tế, Coca-Cola vào Việt Nam tháng 2/1994. Mặc dù doanh thu hằng năm tăng trưởng đều đặn, bình quân 24% nhưng tính đến năm 2011, báo cáo tài chính của doanh nghiệp ghi nhận mức lỗ lũy kế tới 3.768 tỷ đồng, vượt cả số vốn đầu tư ban đầu. Điều này đồng nghĩa, doanh nghiệp này không phải nộp một đồng thuế thu nhập doanh nghiệp nào.
Chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long: Coca Cola cố tình sử dụng ngữ nghĩa, tạo tranh cãi Theo chuyên gia truyền thông Trăng Đen - Nguyễn Ngọc Long, Coca Cola đang cố tình sử dụng các ngữ nghĩa trong phần quảng cáo ... |
Tranh cãi tuýt còi mở lon Coca Cola Dòng chữ "Mở lon Việt Nam" của Coca Cola được cho là có dấu hiệu quảng cáo thiếu thẩm mỹ và vi phạm thuần phong ... |
Nước ngọt thay nước lọc và những quảng cáo gây tranh cãi của Coca-Cola Trước khi bị Cục Văn hóa Cơ sở yêu cầu chỉnh sửa cụm từ “Mở lon Việt Nam”, Coca-Cola từng có những quảng cáo gây ... |