Tính đến ngày 31.7, chỉ riêng huyện Chương Mỹ (Hà Nội) có 3.629 hộ bị ngập nước; thiệt hại 1.348,2ha lúa, 277,9ha rau màu... Đê sông Bùi chưa vỡ nhưng nước dâng quá cao khiến người dân hết sức lo lắng.

Tính đến ngày 31.7, chỉ riêng huyện Chương Mỹ (Hà Nội) có 3.629 hộ bị ngập nước; thiệt hại 1.348,2ha lúa, 277,9ha rau màu... Đê sông Bùi chưa vỡ nhưng nước dâng quá cao khiến người dân hết sức lo lắng.

Thị sát vùng lũ ngày 31.7, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho rằng, các giải pháp để người dân sống chung với lũ từ việc thiết kế về nhà cửa, hệ thống cung cấp nước, hạ tầng giao thông chưa được quan tâm đúng mức, mặc dù thành phố đã chủ động.

Tài sản trôi theo dòng nước lụt

Tính đến chiều tối 31.7, theo ghi nhận của PV Lao Động, các xã ven đê hữu Bùi từ Thủy Xuân Tiên, Tân Tiến, Nam Phương Tiến, Hoàng Văn Thụ và thị trấn Xuân Mai thuộc huyện Chương Mỹ, Hà Nội đã bị ngập nặng, nhiều tuyến đường biến thành sông, giao thông bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

ngoai thanh ha noi trong tran lut lich su khong co chuyen thanh pho tho o voi nguoi dan

Hình ảnh từ trên cao đoạn đê tả Bùi.

Tính đến ngày 31.7, huyện Chương Mỹ có 3629 hộ bị ngập nước. Thống kê sơ bộ diện tích lúa bị thiệt hại 1.348,2 ha; rau màu bị thiệt hại 277,9 ha; diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại 605,6 ha; diện tích cây ăn quả bị thiệt hại 187,6 ha. Diện tích nhà ở bị đổ sập 170m2; tường bao bị đổ sập 1789m; đường giao thông bị sạt lở 1885 m; gia súc bị chết 339 con; gia cầm, thủy cầm bị chết thất lạc 55629 con, chuồng trại bị sập đổ 4.855m2.

Lộ rõ vẻ mệt mỏi trên khuôn mặt, bà Nguyễn Thị Hậu (thôn Nam Hài, xã Nam Phương Tiến) kể lại, cơn lũ tràn về, nước ngập dâng vào nhà khiến gia đình bà thiệt hại nặng, chỉ kịp chuyển đồ lên cao, “chạy” được đàn lợn, còn vịt sau khi “chạy” bị chết 300 - 400 con. Hiện chỉ còn mỗi bà ở nhà, các con cũng “chạy” theo lợn, vịt đến ở nơi cao.

Nằm trong hơn 800 hộ bị ngập và gần 600 hộ phải sơ tán, anh Nguyễn Văn Thụy (thôn Nam Hài, xã Nam Phương Tiến) mặt rầu rĩ cho hay, nước ngập tràn vào khiến chuồng trại, ao cá của gia đình anh bị ngập hết, do không có phương tiện nên chỉ “chạy” được 450/900 con gà trong đêm.

ngoai thanh ha noi trong tran lut lich su khong co chuyen thanh pho tho o voi nguoi dan

Nước ngập tràn khiến cuộc sống của người dân tại xã Nam Phương Tiến (huyện Chương Mỹ) gặp nhiều khó khăn.

Phải đảm bảo an toàn cho dân

Theo ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) Hà Nội- cuối tháng 7.2018, khu vực Hà Nội tiếp tục có mưa lớn kéo dài khiến mực nước sông Bùi, sông Tích tiếp tục dâng cao, mực nước đã cao hơn năm 2008 (cao nhất ngày 30.7 tại sông Bùi là 7,52m, cao hơn báo động số 3 là 1m) và mực nước tràn qua đê tả Bùi, tả Tích.

Để khẩn trương ứng phó với những diễn biến bất thường của tình hình mưa, lũ, ngập úng trên địa bàn huyện, hạn chế thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra, ngày 31.7, Huyện ủy Chương Mỹ (TP.Hà Nội) vừa có công văn hỏa tốc gửi các đơn vị của huyện yêu cầu: UBND huyện, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện, UB MTTQ Việt Nam huyện, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể huyện; Đảng ủy, UBND các xã, thị trấn dừng ngay các hội nghị, hội họp không cần thiết để tập trung chỉ đạo ứng phó với tình hình mưa, lũ, ngập úng để hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra.

ngoai thanh ha noi trong tran lut lich su khong co chuyen thanh pho tho o voi nguoi dan

Những bức tường ngăn lũ bằng bao cát nhanh chóng được thiết lập dọc tuyến đê tả Bùi. Ảnh: TRẦN VƯƠNG - VĂN THẮNG

Ngày 31.7, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho rằng, các giải pháp để người dân sống chung với lũ từ việc thiết kế về nhà cửa, hệ thống cung cấp nước, hạ tầng giao thông chưa được quan tâm, mặc dù thành phố đã chủ động. Theo Chủ tịch UBND TP.Hà Nội, không có chuyện thành phố thờ ơ với người dân. Đây là khu vực nằm trong quy hoạch vùng thoát lũ. Do đó, mặc dù thành phố đã chủ động ứng phó nhưng do lượng mưa lớn nên ngập úng vẫn xảy ra.

Trong thời gian tới, các giải pháp để người dân sống chung với lũ như hệ thống cấp nước, nhà cửa, hạ tầng đi lại sẽ được thành phố quan tâm hơn. Để đối phó với tình trạng hiện nay, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội đề nghị các đơn vị tập trung ứng phó với diễn biến thời tiết khi có mưa lớn, bão lũ.

Tại buổi làm việc với UBND huyện Chương Mỹ, ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP.Hà Nội - cho biết, nhân dân đã nhận thức được rõ các tình huống trong vùng phân lũ, chủ động chuẩn bị kỹ lưỡng. Chủ tịch UBND TP đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của huyện đã chăm lo cung cấp nước, nhu yếu phẩm cho bà con các xã bị ngập. Chủ tịch UBND TP đề nghị huyện và các xã phân công trực 24/24 trên các tuyến đê bằng bộ đàm. Bộ tư lệnh và Công an TP cung cấp xuồng cứu hộ và đèn pin và công tác hậu cần cho lực lượng túc trực.

KHÁNH VŨ

Bộ Y tế: Không để ổ dịch truyền nhiễm bùng phát

Theo các chuyên gia Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, sau lũ và ngập lụt ở ngoại thành Hà Nội, các ổ dịch bệnh truyền nhiễm rất dễ xảy ra như: Tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nấm kẽ chân, cúm, sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, đặc biệt, cần đề phòng các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn... “Người dân cần đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, xử lý xác súc vật chết và các biện pháp vệ sinh khác. Cần triển khai các hoạt động vệ sinh môi trường sau bão lụt, đảm bảo nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó, tổ chức thu gom và sử dụng vôi bột hoặc các hóa chất để xử lý khi chôn xác động vật tránh phát sinh các dịch, bệnh truyền nhiễm. Phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ”- Bộ Y tế khuyến cáo.

THÙY LINH

Kiên cố khu vực sông Bùi bằng kinh phí khẩn cấp của thành phố

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Trần Quang Hoài - Tổng cục trưởng Tổng cục PCnhấn mạnh: Nguyên nhân 2 năm nay khu vực đê sông Bùi lụt cao bởi 2 năm nay mưa rất nhiều và theo chu kỳ. Năm 2008, ở khu vực sông Bùi cũng là năm kỷ lục về lụt và năm 2018 còn vượt kỷ lục của năm 2008. Đây là vùng phân lũ, nên cần có giải pháp cấp bách và dài hơi. Trong đó, bờ tả có khu vực nguy hiểm. “Rất may, đêm 30.7 không xảy ra sự cố, nếu không sẽ nguy hiểm rất lớn cho khu vực dân cư bờ tả và khu vực kinh tế đang hoạt động ở bờ tả bên này. Rất nhiều nhà máy, xí nghiệp, khu sản xuất kinh doanh lớn bị ngập. Không chỉ ngập ở Chương Mỹ, mà còn ngập rộng ở các khu vực khác. Vì vậy, từ đêm 30.7, đồng chí Chủ tịch UBND TP.Hà Nội đã có ý kiến trình Bộ NNPTNT thỏa thuận kiên cố đảm bảo an toàn đối với khu vực này bằng kinh phí khẩn cấp của thành phố”- ông Trần Quang Hoài cho biết.

Cũng theo ông Hoài, bờ hữu sông Bùi cần được tính căn cơ hơn bởi khu vực bên này là vùng tiếp tục ngập nữa, cần bố trí lại khu vực dân cư để phù hợp với địa hình thường xuyên bị ngập lụt. Ngoài ra, cần biện pháp đảm bảo an toàn về điện, đi lại của người dân khi có lũ để người dân có điều kiện sản xuất, kinh doanh phù hợp. “Hiện nay, cần nạo vét khơi thông dòng chảy ở giữa 2 con đê cần phải lâu dài. Cần tính toán để bố trí kinh phí phù hợp”.

KH.V

Ngập lụt khu vực đê sông Bùi không bởi xả lũ hồ Hòa Bình

Sau khi đi kiểm tra tình hình ứng phó với ngập lụt của người dân huyện Chương Mỹ (Hà Nội), Thứ trưởng Bộ NNPTNT Hoàng Văn Thắng nhấn mạnh: Kịch bản di dân nếu xảy ra lụt lớn đã được xây dựng cụ thể, việc cung cấp điện - cắt điện, tổ chức giao thông… đã được lên phương án. Trước hết, phải hỗ trợ người dân nước sinh hoạt, đề phòng dịch bệnh, những nhà xung yếu phải hỗ trợ khắc phục.Ông Thắng cũng cho rằng, cần đánh giá lại khả năng thoát lũ của các sông lớn.

Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai (PCTT) Trần Quang Hoài nhấn mạnh: Công tác bảo đảm an ninh trật tự, đời sống người dân cũng như công tác chống tràn đê của huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tại khu vực đê tả sông Bùi đúng kỹ thuật và tinh thần khẩn trương. Về thông tin không chính xác gây hoang mang dư luận rằng, việc nước lên do xả lũ hồ Hòa Bình là không đúng. Tổng cục trưởng đề nghị Chi cục đê điều Hà Nội tăng cường các lực lượng tuần tra canh gác và chuẩn bị sẵn sàng phương án ứng phó.

Theo Tổng cục PCTT, Hà Nội cần tiếp tục củng cố lại hệ thống hạ tầng thoát lũ, phải nhận dạng lại những nơi trũng thấp, những nơi đê thấp để củng cố lại. Đặc biệt là phải kiểm tra lại hướng thoát lũ, những chỗ gây cản trở dòng chảy, phải lồng ghép phòng chống thiên tai vào hoạt động quản lý đất, xây dựng cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ. Làm đường phải tính tới thoát nước, xây khu đô thị cũng phải tính tới thoát nước...

K.V

ngoai thanh ha noi trong tran lut lich su khong co chuyen thanh pho tho o voi nguoi dan Lụt lịch sử ở Chương Mỹ: "Hộ tống" lợn chạy khỏi biển nước

Mưa lũ ở Hà Nội: Xã Nam Phương Tiến, Chương Mỹ, Hà Nội vẫn ngập sâu, nhiều người đang lâm vào cảnh không điện, không ...

ngoai thanh ha noi trong tran lut lich su khong co chuyen thanh pho tho o voi nguoi dan Hà Nội lý giải nguyên nhân ngập lụt nhiều ngày ở ngoại thành

Lãnh đạo Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết mưa lớn, lượng nước về nhiều tràn qua đê bao khiến một số khu vực ở ngoại ...

ngoai thanh ha noi trong tran lut lich su khong co chuyen thanh pho tho o voi nguoi dan PVN chung tay cứu trợ đồng bào lũ lụt tỉnh Yên Bái

(VTC News) - Ngày 26/7, đồng chí Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) ...

/ laodong.vn