Ngày 13.6, với 442/453 đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Quản lý thuế (sửa đổi).
Kết quả biểu quyết thông qua Luật Quản lý thuế (sửa đổi). Ảnh: Thành Trung |
Ngày 13.6, với 442/453 đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Quản lý thuế (sửa đổi).
Theo dự thảo luật được trình Quốc hội thông qua, người nộp thuế thuộc trường hợp đang bị cưỡng chế thuế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài, trước khi xuất cảnh từ Việt Nam phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh.
Cá nhân là người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế trước khi xuất cảnh; có thể bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh.
Chậm nộp thuế sẽ chịu lãi suất 0,03%/ngày
Ngoài ra, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho biết, có ý kiến cho rằng quy định tiền chậm nộp ở mức 0,03%/ngày là thấp hơn so với lãi suất ngân hàng, dẫn đến việc các doanh nghiệp cố tình chây ì, chậm nộp tiền thuế để giảm chi phí, do đó cần tăng mức tính tiền chậm nộp.
Về nội dung này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, trong giai đoạn vừa qua, do biến động của nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn vì lý do khách quan, do đó để nuôi dưỡng nguồn thu, tạo điều kiện và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Quốc hội đã nhiều lần điều chỉnh giảm mức tiền chậm nộp (từ 0,07% xuống 0,05% và hiện nay là 0,03%/ngày).
Mặt khác, 0,03%/ngày tương đương 10,95%/năm, trong khi lãi suất huy động bằng VND hiện nay khoảng 4,5-5,5%/năm đối với tiền gửi kỳ hạn 1 tới 6 tháng và mặt bằng lãi suất cho vay VND hiện nay phổ biến 6-9%/năm đối với các khoản cho vay ngắn hạn.
Như vậy, mức tiền chậm nộp hiện đã vượt quá mức lãi suất cho vay cao nhất trên thị trường. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giữ như dự thảo.
Cấm thông đồng, móc nối để chuyển giá, trốn thuế
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong các phiên thảo luận, có nhiều ý kiến đại biểu đề nghị bổ sung quy định nghiêm cấm lợi dụng chuyển giá, tránh thuế để sắp đặt trốn thuế, hưởng lợi và cấm hành vi xuất hóa đơn ảo, làm hợp lý hóa chi phí gây thất thoát nguồn thu, chi ngân sách nhà nước.
Tiếp thu ý kiến đại biểu, các hành vi bị nghiêm cấm trong dự thảo luật đã được bổ sung như sau: "Thông đồng, móc nối, bao che giữa người nộp thuế và công chức, cơ quan quản lý thuế để chuyển giá, trốn thuế".
Bộ trưởng Tài chính: 9 đơn vị taxi công nghệ nộp thuế 415 tỷ đồng Trong cả năm 2018 và 4 tháng đầu năm 2019, ngân sách thu 415 tỷ đồng thuế của 9 doanh nghiệp taxi công nghệ như ... |
Khá 'Bảnh' chưa nộp thuế thu nhập từ YouTube Khá khai làm "video vui vẻ" trên YouTube từ năm 2017, có tháng được trả gần 20.000 USD. |