Cần tổ chức logistics hợ lý, giảm chi phí vận tải, nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm áp lực cho lái xe sẽ giảm được tai nạn

Không cần thiết

Mới đây, khi trả lời báo chí về trách nhiệm của Bộ GTVT trong quản lý tài xế, đăc biệt tài xế điều khiển xe khách, xe tải sau hàng loạt vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng vừa qua, lãnh đạo Vụ An toàn giao thông (Bộ GTVT) cho biết, trách nhiệm quản lý tài xế là của doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện giám sát hoạt động từ luồng tuyến hoạt động, thời gian làm việc cho đến thời gian nghỉ ngơi của tài xế. Ngoài ra, vị lãnh đạo này cho biết thêm, tương lai, Tổng cục Đường bộ sẽ bổ sung quy định, tài xế lái xe kinh doanh phải có lý lịch tư pháp và phải là người đàng hoàng.

nguoi dang hoang moi duoc lai xe khong can thiet

Ngày càng nhiều các vụ tai nạn nghiêm trọng. Ảnh Zing

Bình luận về việc này, ông Bùi Sinh, Quyền Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho rằng, có nhiều vấn đề cần phải làm rõ.

Nói về nguyên tắc cấp bằng, ông Quyền cho hay, để được cấp bằng lái xe, người lái xe phải được đào tạo, rèn luyện đủ tiêu chuẩn, yêu cầu cả về kiến thức, kỹ năng mới được cấp bằng. Như vậy, ở giai đoạn này doanh nghiệp không thể chịu trách nhiệm về chất lượng bằng, cũng như quy trình cấp bằng cho lái xe được.

Thứ hai, khi đứng ra tuyển dụng, doanh nghiệp chỉ dựa trên yêu cầu lái xe phải có bằng, trong quá trình làm việc, lái xe đáp ứng được yêu cầu thì ký hợp đồng không thì cho nghỉ.

Về nguyên tắc, lý lịch tư pháp chỉ là thủ tục hành chính, không thể hiện được hết tính cách, bản chất của người lái xe.

Vì thế, nhiều trường hợp khi được tuyển vào đều là người có kinh nghiệm, có bản lĩnh, lý lịch tư pháp trong sạch, đàng hoàng nhưng trong quá trình làm việc, lái xe có biểu hiện hút, trích, uống rượu bia, thì không thể nói do lỗi của doanh nghiệp được.

Tuy nhiên, về phía doanh nghiệp cũng cần phải thực hiện các biện pháp quản lý, giám sát nhân viên như yêu cầu kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các dấu hiệu sử dụng chất kích thích, gây nghiện. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần thành lập các tổ công tác lưu động, phối hợp với cơ quan Cảnh sát giao thông kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất để kịp thời phát hiện, xử lý.

"Quy định tài xế lái xe kinh doanh phải có lý lịch tư pháp và phải đàng hoàng là không cần thiết.

Chỉ cần tăng cường kiểm tra, xử lý, nếu sai trong quá trình tuyển chọn lái xe thì doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm, còn sai do lái xe thì phải xử lý lái xe", ông Quyền nói.

Đâu mới là nguyên nhân?

Đưa ra góc nhìn vĩ mô hơn, GS.TS Đặng Đình Đào - chuyên gia logistics lại cho rằng, lái xe sử dụng ma túy, chất gây nghiện là do khâu tổ chức thực hiện logistics có vấn đề.

Trước hết, ông khẳng định, do cách tổ chức thực hiện logistics không tốt, chi phí vận tải cao, doanh nghiệp phải tận dụng, chất tải, khiến cường độ làm việc của lái xe bị tăng cao, chính áp lực về năng suất lao động của doanh nghiệp và chủ phương tiện vận tải đối với lái xe là một trong nhiều nguyên nhân gây ra nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng như vừa qua.

"Ở đây có vấn đề về bố trí, tổ chức hệ thống logistics của Việt Nam quá yếu, cụ thể là thiếu vắng các trung tâm logistics trên các tuyến hành lang, các trục giao thông lớn của Việt Nam, khiến lái xe dừng nghỉ bừa bãi, thậm chí lái xe ngủ ngay tại xe, ngủ trên đường...

Trong khi đó, ngành y tế lại thiếu vắng các trạm cứu hộ, cứu nạn, cấp cứu cho nạn nhân tai nạn giao thông tại chỗ.

Những vấn đề cơ bản như vậy nhưng chúng ta đã không thực hiện được, vừa không khai thác được tiềm năng các hành lang kinh tế trong nước và khu vực, vừa không thúc đẩy được thương mại phát triển, không thúc đẩy được lưu thông hàng hóa giữa các địa phương, đặc biệt, không giải quyết được các vấn đề về tai nạn giao thông gây bức xúc hiện nay", vị GS nói.

Vấn đề tiếp theo, vị GS chỉ ra là hệ thống đường sắt ngày càng lạc hậu, xuống cấp.

"Lẽ ra, hệ thống đường sắt phải được nâng cấp, cải tạo, phục vụ nhu cầu vận tải, giảm áp lực cho hệ thống đường bộ thì kết quả chứng kiến lại đang ngược lại.

Cơ sở hạ tầng xuống cấp, lạc hậu, ít được quan tâm đầu tư. Mọi nguồn lực gần như đều đổ dồn cho ngành đường bộ, phát triển cao tốc nhưng lại không chú trọng phát triển vận tải ngành đường sắt, đường thủy.

Lý do là đầu tư vào đường sắt chi phí lớn, lợi nhuận ít, trong khi đầu tư đường bộ thì có nhiều dự án, nhiều đất, nhiều cơ hội chia chác, kiếm lợi hơn. Do đó, việc đầu tư vào ngành đường sắt thường bị bỏ bê, quan tâm không tới nơi.

Trong khi dịch vụ tổ chức bán vé đã rất kém, các quy định lằng nhằng, khó khăn ngành đường sắt lại còn đưa ra các quy định gây khó cho khách, nhằm bao sân như không cho người nhà đưa tiễn, khiến hành khách chán nản, quay lưng lại với ngành đường sắt và chuyển sang đi ô tô.

Như vậy, trong khi đường sắt thì vắng khách, một toa có vài người, rất lãng phí thì khách lại đổ sang ô tô, áp lực tăng lên, tai nạn xảy ra nhiều hơn thì không có gì bất ngờ", GS Đặng Đình Đào phân tích.

Vị GS kết luận, muốn giảm được tai nạn giao thông thì Bộ Công thương, Bộ Y tế, Bộ GTVT phải phối hợp với nhau thực hiện quy hoạch, tổ chức logistics cho tốt. Có như vậy mới mong hạn chế được tai nạn giao thông chứ không thể giải quyết vấn đề chỉ nhìn vào lý lịch tư pháp.

nguoi dang hoang moi duoc lai xe khong can thiet Hải Phòng bác bỏ thông tin \'học viên mù chữ được bao đậu bằng lái xe\'

Việc 35 người dân tộc thiểu số vượt hơn 1.000 km từ Gia Lai ra Hải Phòng thi bằng lái được khẳng định "minh bạch".

nguoi dang hoang moi duoc lai xe khong can thiet CSGT lái xe công vụ ngược chiều trên đường vành đai 3 ở Hà Nội: Có vi phạm luật giao thông?

Hình ảnh một chiến sỹ CSGT đi xe công vụ ngược chiều trên đường vành đai 3 được chia sẻ trên mạng xã hội đã ...

/ http://baodatviet.vn