Cuối tháng 7 đầu tháng 8/2021, chúng tôi về xã Quảng Công, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên-Huế), dọc tuyến QL49B đi qua địa bàn xã này có rất nhiều đụn cát lớn hàng trăm mét khối cát trắng ở bên đường.

Ông Nguyễn T., một người dân địa phương nói rằng, những đụn cát kia được một số người dân nạo vét ao, hồ nuôi trồng thủy sản tập kết từ nhiều tháng nay. Từ khi cát được tập kết bên đường, lượng xe tải cũng thường xuyên lui tới đây để "ăn cát", song khi vận chuyển cát thì không che đậy, hoặc do chở quá nhiều nên để rơi vãi, gây nguy cơ tai nạn giao thông…

Tiếp tục tìm hiểu được biết, xã Quảng Công có khoảng 150ha nuôi trồng thủy sản; tính trung bình mỗi hộ dân thu nhập 200 - 300 triệu đồng/năm. Trong đó, có hơn 40 ao, hồ (mỗi ao, hồ có diện tích bình quân từ 3.500-5.000m2), nằm ven tuyến QL49B. Những hộ dân nuôi trồng thủy sản phản ảnh, do ao, hồ nuôi trồng thủy sản của họ sau một thời gian nuôi bị bồi lắng nên họ xin chính quyền địa phương cho phép vệ sinh, cải tạo, nạo vét.

Nguy cơ tai nạn giao thông từ việc bán cát nạo vét ao, hồ nuôi trồng thủy sản -0

Những đụn cát được tập kết bên tuyến QL49B kéo dài nhiều tháng nay.

Và, cát nạo vét lên từ ao, hồ họ tự thỏa thuận với chủ máy hút cát để đưa đến tập kết ven tuyến QL49B để bán cho những người có nhu cầu đắp nền nhà, sân vườn. Bình quân mỗi ao, hồ hút sâu 0,5m và có khoảng 1.500m3 cát, bùn được hút lên bờ. Số lượng cát này các chủ ao, hồ dùng để bù lại chi phí, công cán cho chủ máy hút.

Đáng lo ngại, hàng trăm mét khối cát được hút lên, lắng bùn phơi bên QL49B, ngoài việc xe tải đến "ăn cát" để rơi vãi, ảnh hưởng đến ATGT mà còn gây ô nhiễm môi trường, nguy cơ "cát bay, cát nhảy" vào ngày nắng và chảy tràn bồi lấp nhiều khu vực vào mùa mưa.

Theo ông Lê Nguyên Oai, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Công, hiện nay nhu cầu nạo vét, cải tạo ao, hồ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã rất lớn, nhằm đảm bảo vệ sinh, an toàn dịch bệnh tôm, cá nuôi. Tuy nhiên, kinh phí thực hiện khá lớn, bình quân mỗi hộ phải bỏ ra từ 15-20 triệu đồng/hồ. Chưa nói, trước đây các ao, hồ nuôi trồng thủy sản, người dân phải nạo vét thủ công rất khó khăn, cát nạo lên khối lượng lớn không biết mang đổ ở đâu. Đến nay mới chỉ có 7 hồ nuôi được nạo vét, trong tổng số 41 hồ có nhu cầu ở địa phương. Những chủ có ao, hồ tự thỏa thuận với chủ máy hút và sử dụng nguồn cát bù lại chi phí nạo vét.

Bất cập hiện nay là quản lý nguồn cát này tại địa phương. Về quy định không được vận chuyển cát ra khỏi địa bàn. Điểm tập kết cát cũng không đúng quy định. Chủ yếu chủ máy hút bán cho những người có nhu cầu san lấp nền, sân vườn trong địa phương. Xã vừa yêu cầu chủ bãi di dời số cát này khỏi khu vực tuyến QL49B và hướng dẫn các hộ dân còn lại có đơn đề xuất địa phương cải tạo ao, hồ nuôi trồng thủy sản và xin phép các cơ quan chức năng cho cơ chế được tận dụng nguồn cát này nhằm bù vào chi phí nạo vét cho các hộ dân.

Hải Lan

Gặp nạn khi về quê tránh dịch bằng xe máy, gia đình 4 người thương vong Gặp nạn khi về quê tránh dịch bằng xe máy, gia đình 4 người thương vong
Xe bán tải lao xuống vực, giám đốc và phó giám đốc ở Lai Châu thiệt mạng Xe bán tải lao xuống vực, giám đốc và phó giám đốc ở Lai Châu thiệt mạng

/ cand.com.vn