Steven Edginton cho biết câu chuyện của mình không phải là của một người ủng hộ Brexit âm mưu “lật đổ” đại sứ Anh tại Mỹ Kim Darroch.
Đầu tháng 7, báo Anh The Mail xuất bản các bản điện tín ngoại giao từ đại sứ Anh tại Mỹ Kim Darroch, trong đó ông mô tả chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump là "không có kĩ năng" và "bất tài", gây ra phản ứng tức giận từ Tổng thống Mỹ và khiến đại sứ tuyên bố từ chức. Các quan chức Anh đã mở một cuộc điều tra để tìm ra người chịu trách nhiệm về vụ rò rỉ.
Nhà báo trẻ Steven Edginton cho biết, người tiết lộ thông tin là một nguồn thân cận của anh. “Tôi không phải là người rò rỉ câu chuyện, tôi là một nhà báo trẻ - nhưng tôi đóng vai trò quan trọng trong việc xuất bản câu chuyện giờ đã lan rộng cả hai bên Đại Tây Dương.”
Steven Edginton (Ảnh: Daily Mail) |
Theo Edginton, anh là nhà báo trẻ tự do có đam mê về chính trị, đang tìm kiếm những dự án lớn để phát triển sự nghiệp. Trong quá trình hơn 7 tháng tìm hiểu về sự chuẩn bị của các cơ quan công vụ cho Brexit, anh nói chuyện với một số lượng lớn nguồn tin từ các cơ quan chính phủ Anh bao gồm cả những người về hưu lẫn đang làm việc. “Từ đó, tôi cung cấp những câu chuyện độc quyền cho các tờ báo quốc gia, bao gồm Sunday Times, The Daily Telegraph, The Sun và The Mail on Sunday”.
Khi một nguồn tin tiết lộ thư của đại sứ Anh tại Mỹ Kim Darroch cho cố vấn an ninh quốc gia Anh Mark Sedwill, mô tả Tổng thống Mỹ Donald Trump là “thiếu hiểu biết” và “không có năng lực”, Edginton đã sốc vì những ngôn ngữ được sử dụng và liên lạc với một nhà báo kinh nghiệm để khai thác câu chuyện,
“Vì những tranh cãi có thể xảy ra, chúng tôi quyết định để tên tôi ở ngoài” – anh nói.
Nhà báo 19 tuổi biết câu chuyện sẽ có sức ảnh hưởng lớn nhưng không ngờ mức độ lại lớn như hiện tại.
“Những thư tín này không chứa bất kỳ bí mật nhà nước nào. Ông Kim chỉ đơn giản nói rõ những gì nhiều người ở Washington và Whitehall đã nói về Tổng thống Trump và các cố vấn của ông ta kể từ khi ông ta nhậm chức”.
Khi cảnh sát Anh thông báo điều tra hình sự vụ việc, Edginton lo lắng mình cũng có thể bị bắt giữ và đã nhắn tin cho gia đình rằng hãy chuẩn bị cho tình huống tệ nhất.
"Tôi có mong đợi bị bắt không? Tôi thực sự không biết. Tôi chỉ hy vọng rằng trong xã hội tự do mà nước Anh có ý định trân trọng, cảnh sát không đi quanh bắt giữ các nhà báo. Nhưng có một điều tôi biết chắc chắn: tôi sẽ không nói cho ai biết tên nguồn tin của mình - và sẽ không bao giờ làm vậy."
The Mail xuất bản thêm các bản điện tín ngoại giao từ ông Darroch, bất chấp cảnh báo của cảnh sát rằng các phương tiện truyền thông làm như vậy có thể là đang thực hiện một hành vi phạm tội.
Cảnh sát chống khủng bố cấp cao của Anh cảnh báo giới truyền thông không được in thêm bất kỳ tài liệu nào bị rò rỉ, nói rằng nó có thể vi phạm Đạo luật Bí mật chính thức. Tuy nhiên, phát ngôn này bị chỉ trích rộng rãi bởi các biên tập viên và chính trị gia, bao gồm cả bộ trưởng ngoại giao Jeremy Hunt và cựu thị trưởng London, ông Boris Johnson, hai người đang "chiến đấu" để thay thế Theresa May làm Thủ tướng khi bà từ chức.
"Thật không hiểu được lý do các tờ báo hoặc bất kỳ tổ chức truyền thông nào khác xuất bản tài liệu đó sẽ phải đối mặt với việc truy tố", ông Johnson nói.
Nhà báo đừng biến thành những ‘con cá chậm’ |
Chuyên gia LHQ kêu gọi điều tra Thái tử Arab Saudi về vụ sát hại nhà báo |
Putin sa thải 2 tướng cảnh sát sau vụ nhà báo chống tham nhũng bị bắt |