Từ mức doanh thu 10-20 triệu đồng mỗi ngày, nhà hàng của anh Tuấn trên con phố ẩm thực ở Hà Nội hiện giờ chỉ thu khoảng 2 triệu.

Có nhà hàng nằm trên phố Tống Duy Tân - con phố ẩm thực nổi tiếng nhất Hà Nội, anh Tuấn luôn tự tin trước và sau Tết là mùa cao điểm "hốt bạc". Năm ngoái, có ngày doanh thu anh đạt gần 20 triệu đồng. Khách Việt lẫn nước ngoài luôn ra vào nườm nượp. Khung giờ trưa, tối, hầu hết đều kín chỗ, thậm chí có ngày phải kê thêm nhiều bàn phụ.

Nhưng đó là chuyện của năm ngoái. Năm nay, từ trước Tết, sau khi Nghị định 100 đi vào cuộc sống, anh giảm khoảng 30% lượng khách. Từ mùng 3 Tết, khi có các thông tin liên quan đến dịch viêm phổi do virus corona, lượng khách lại thưa hơn. "So với những dịp Tết thông thường, lượng khách hiện chỉ khoảng 10-15%. Đến mấy hôm nay khi cao điểm của dịch, chỉ còn vài người tới ăn", anh nói.

"Khách bản địa hay du khách đều vắng. Họ vào cũng chỉ ngồi ăn vài món đơn giản, rồi nhanh chóng đeo khẩu trang đứng dậy. Nhiều khách đến quán lại chỉ nhìn trước nhìn sau xem có đông không. Họ muốn quán vắng vì tránh đông người", anh Tuấn nói.

Với lượng khách hiện nay, doanh thu nhà hàng chỉ còn 2-3 triệu đồng mỗi ngày thay vì hơn chục triệu như trước. Theo lời anh, mức này không đủ bù chi phí thuê mặt bằng ở khu phố ẩm thực này, chưa nói tới chi phí nguyên liệu cũng như trả nhân viên.

Không riêng nhà hàng của Tuấn "ngồi chơi, xơi nước". Đi dọc con phố, từ ngoài vỉa hè cho đến bên trong các nhà hàng, quán ăn, quầy bar... đều vắng khách.

nha hang quan an khong co khach vi ncov
Các cửa hàng ở phố ẩm thực ngõ Cấm Chỉ ế ẩm dù vào cuối tuần. Ảnh: Ngọc Thành

Phố Tây Tạ Hiện - nơi các quán ăn vỉa hè thường xuyên kín chỗ ngồi vào mỗi buổi tối đến 1-2h sáng. Tuy nhiên, những ngày gần đây, lượng khách chủ yếu tập trung vào buổi tối đến khoảng 11h30 đêm. Các hàng quán vì vậy cũng đóng cửa sớm.

"Tác động kép" của Nghị định 100 và dịch nCoV cũng khiến một số người làm kinh doanh nhà hàng sớm đóng cửa ngay khi mới tham gia thị trường.

Anh Bình đầu tư hơn 3 tỷ đồng để mở một nhà hàng lớn trên phố Minh Khai, Hai Bà Trưng. Anh kỳ vọng sẽ ghi nhận doanh thu bùng nổ khi gấp rút hoàn thành để kịp khai trương trước dịp Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, chỉ sau hơn bốn tháng hoạt động, trước tác động của Nghị định 100, thêm diễn biến của dịch nCoV, anh quyết định đóng cửa, thanh lý các trang thiết bị.

nha hang quan an khong co khach vi ncov

Trước khi công bố dịch, phố ăn đêm Tạ Hiện vẫn sầm uất, nhiều du khách. Nay, dù vào cuối tuần, hàng quán chỉ có người bán nhìn nhau. Ảnh: Ngọc Thành

nha hang quan an khong co khach vi ncov

"Bối cảnh này khiến tôi không còn tự tin nữa. Nếu tiếp tục, mỗi tháng tôi sẽ lỗ thêm hàng trăm triệu tiền thuê mặt bằng, nguyên liệu, vận hành và không biết đến khi nào tình hình sẽ tốt hơn", anh Bình nói.

Nhiều nhà hàng kéo dài thời gian nghỉ Tết. Quản lý một quán bia trên đường Phan Kế Bính, Ba Đình cho biết lẽ ra mở trở lại ngay sau Tết, song đã quyết định dời lịch đến ngày 17 tháng Giêng, tức là muộn hơn kế hoạch khoảng chục ngày do dịch nCoV.

Ở một số con phố tập trung nhiều nhà hàng, quán ăn như Giảng Võ, Trung Hoà, Duy Tân, Nguyễn Thị Định... vào những khung giờ cao điểm buổi trưa, tối cũng vắng vẻ, không kín chỗ đỗ xe như thường lệ. Những hàng, quán vỉa hè không còn cảnh đứng chờ, tranh nhau chỗ ngồi.

Tại các trung tâm thương mại, khu ẩm thực - nơi thường đông khách lui tới nhất cuối tuần - cũng "nhớ" khách. Nhiều khu ăn uống, nhà hàng đến 19h tối vẫn không có một khách nào.

nha hang quan an khong co khach vi ncov

Khu ẩm thực tại trung tâm thương mại Aeon Mall (Long Biên) tối thứ bảy (8/2) và không một khách nào, trái ngược cảnh sầm uất trước đó. Ảnh: Anh Tú.

nha hang quan an khong co khach vi ncov

Không riêng những nhà hàng lớn, cửa hàng bún cá ăn sáng của chị Vân ở Thành Công một tuần nay cũng ế ẩm. Chị kể, 6 năm bán hàng chưa bao giờ rơi vào cảnh này.

"Trước đây, ngoài khách quen quanh nhà, chúng tôi còn tiếp nhiều khách vãng lai. Từ hôm mở quán là mùng 8 Tết đến nay, khách quen cũng giảm đi một nửa. Họ nói ngại ra ngoài ăn vì đang có dịch", chị Vân nói.

Các đơn vị kinh doanh karaoke cũng bị ảnh hưởng nặng trong dịp này khi đa số các khách hàng có tâm lý e ngại những nơi tụ tập đông người. Quản lý một tiệm karaoke trên phố Lê Đức Thọ, Mỹ Đình cho biết doanh thu mỗi ngày giảm 60-70% so với trước. Anh cho biết, khi Nghị định 100 có hiệu lực, lượng khách đến quán cũng giảm mạnh, song một thời gian lại có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên, từ sau Tết đến nay mỗi ngày tiệm kinh doanh này chỉ đón 2-4 lượt khách.

Minh Châu

nha hang quan an khong co khach vi ncov Đi ăn lẩu chung, 9 thành viên trong một gia đình nhiễm virus corona

Giới chức Hong Kong (Trung Quốc) xác nhận, 9 thành viên trong một gia đình bị nhiễm chủng virus corona mới sau khi cùng nhau ...

nha hang quan an khong co khach vi ncov Trung Quốc chuẩn bị để người lao động trở lại làm việc an toàn

Các thành phố lớn trên khắp Trung Quốc đang chuẩn bị cho việc hàng triệu lao động quay trở lại làm việc một cách an ...

nha hang quan an khong co khach vi ncov Cập nhật dịch virus Corona ngày 10.2: Hơn 40.000 ca mắc, 910 tử vong

Số ca mắc và tử vong trong dịch virus Corona (nCoV) vẫn tiếp tục tăng lên từng ngày. Chỉ trong một ngày đã có thêm ...

/ vnexpress.net