Tổng số tiền Nhà nước phải bồi thường được xác định trong các quyết định giải quyết bồi thường, bản án, quyết định của tòa án giải quyết các vụ án dân sự về bồi thường nhà nước có hiệu lực là 32,82 tỉ đồng. Trong lúc đó, số tiền cán bộ làm sai hoàn trả chỉ được... 166,6 triệu đồng! Trên đây là số liệu Bộ Tư pháp báo cáo Chính phủ về công tác bồi thường nhà nước năm 2017.
Qua báo cáo của Bộ Tư pháp, cho thấy trình độ của một bộ phận cán bộ công chức còn hạn chế. Đặc biệt trong các cơ quan tố tụng, không ít điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán không tinh thông pháp luật, dẫn đến án oan sai, phải bồi thường nhiều tiền. Điển hình như vụ Huỳnh Văn Nén, số tiền bồi thường lên đến 10 tỉ đồng.
Tuy số tiền này chưa tương xứng với sự mất mát mà công dân Huỳnh Văn Nén gánh chịu trong hơn 17 năm oan sai, nhưng nêu số tiền để muốn nói rằng, nếu không để xảy ra oan sai thì công dân không chịu đau khổ và nhà nước cũng không mất tiền bồi thường.
Có những vụ gây oan sai hay sai sót là do hạn chế trình độ, nhưng cũng không loại trừ những trường hợp là do cố tình.
Trước khi gây ra thiệt hại cho nhà nước, những cán bộ kém năng lực và phẩm chất đã gây thiệt hại cho công dân. Những nạn nhân của oan sai phải trả giá quá đắt, có khi là cả đời người. Nhưng vấn đề không chỉ là Nhà nước mất tiền, quan trọng hơn là mất niềm tin đối với dân chúng. Một vụ sai sót của cơ quan chính quyền hay án oan sai của tòa án là một lần đánh vào lòng tin của người dân vào công lý và pháp luật. Cái mất này rất khó lấy lại được, bởi vì không phải một hai vụ, mà còn nhiều oan sai tồn tại, dưới nhiều hình thức khác nhau.
Để hạn chế tình trạng này, rõ ràng phải xây dựng một đội ngũ cán bộ nhà nước giỏi nghiệp vụ, làm việc chuyên nghiệp và có đạo đức. Ở đâu còn bóng dáng của quan tham, ở đâu có cán bộ kém năng lực thì ở đó còn thiệt hại cho dân, cho nước.
Và bên cạnh đó, phải có quy định pháp luật chặt chẽ, bắt buộc người gây ra thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường, tùy từng trường hợp để áp dụng mức cụ thể. Với con số 166,6 triệu hoàn trả trên gần 33 tỉ đồng, cho thấy trách nhiệm bồi thường đối với người thi hành công vụ có hành vi gây thiệt hại là quá thấp, như vậy thì giáo dục được ai, răn đe được ai.
Không chỉ bắt buộc cán bộ gây ra oan sai phải bồi thường, mà kèm theo hình thức kỷ luật, từ hạ chức đến cách chức. Nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì xử lý hình sự.
Không làm thật nghiêm, cán bộ còn hư hỏng.
Người Việt cần bỏ thói quen để nhân viên nhà hàng quẹt thẻ \'hộ\' Thói quen cẩu thả với thông tin trên thẻ tín dụng đòi hỏi người dùng phải cảnh giác hơn, hoặc tìm đến phương thức an ... |