Vấn đề “lạm thu” của các trường phổ thông công lập đang là một "điểm nóng" dư luận. Đã có những hiệu trưởng bị đình chỉ công việc. Đã có những người đòi giải tán ban phụ huynh học sinh vì cho rằng đó chỉ là cánh tay nối dài của nhà trường nhằm thu tiền của học sinh.

nha truong day khoan lam thu sang cho ban dai dien cha me hoc sinh Thưa hiệu trưởng, đã đến lúc cần hà khắc với… phụ huynh
nha truong day khoan lam thu sang cho ban dai dien cha me hoc sinh Điệp khúc trả lại tiền lạm thu đầu năm học: Vẫn tình trạng giơ cao đánh khẽ

Tại sao năm nào xã hội cũng lên án nhưng các trường vẫn cứ “cố gắng” thu. “Lạm thu” là gì? Thử cùng tìm hiểu các nguyên nhân và đề xuất cách giải quyết vấn đề này.

“Lạm” được định nghĩa là vượt quá phạm vi, giới hạn được quy định, cho phép.

Theo quy định tại Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 2 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ, khung học phí đối với giáo dục đại trà cấp học mầm non và giáo dục phổ thông công lập năm học 2015-2016 như sau: Với vùng thành thị từ 60-300.000 đồng/tháng/học sinh; vùng nông thôn từ 30-120.000 đồng/tháng/học sinh; vùng miền núi từ 8-60.000 đồng/tháng/học sinh.

Từ năm học 2016 - 2017 trở đi, học phí được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng tăng bình quân hàng năm do bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo.

Nghị định này cũng cho phép: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức học phí cụ thể hàng năm phù hợp với thực tế của các vùng trên địa bàn của mình và các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập chất lượng cao chủ động xây dựng mức học phí tương xứng để trang trải chi phí đào tạo, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

Nói như các quan chức quản lý, ngoài học phí theo quy định, học sinh không phải đóng thêm bất cứ khoản nào nữa. Như vậy, tất cả những khoản thu vượt quá mức nêu trên đề là “lạm thu” trái quy định.

nha truong day khoan lam thu sang cho ban dai dien cha me hoc sinh

Hình minh họa.

Để “né” trách nhiệm, nhà trường thường “đẩy” các khoản “lạm thu” sang cho ban đại diện cha, mẹ học sinh thực hiện.

Đây lại là một việc làm sai nữa và có dấu hiệu “lạm quyền” bởi bộ Giáo dục và Đào tạo có hẳn Thông tư số 55/2077/TT-BGDĐT quy định về vấn đề này.

Cụ thể, Điều 4 của Thông tư này nêu rõ: “Ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học:

a) Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện.

b) Các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh: Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường; trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường”.

Nói đi là như vậy nhưng cũng phải nói lại, nếu theo đúng quy định, kinh phí hoạt động của trưởng phổ thông công lập chỉ từ 2 nguồn: Ngân sách Nhà nước và học phí được phân bổ lại.

Học phí đã nêu trên, còn ngân sách. Căn cứ theo Quyết định 59/2010/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ, định mức phân bổ theo dân số trong độ tuổi đến trường từ 1-18 tuổi chi sự nghiệp giáo dục là: Vùng đô thị là 1.241.680 đồng/người dân/năm; vùng đồng bằng là 1.460.800 đồng/người dân/năm; vùng miền núi – đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu là 1.986.880 đồng/người dân/năm; vùng cao – hải đảo là 2.775.520 đồng/người dân/năm.

Nhìn vào các con số nêu trên, dường như kinh phí được sử dụng theo con đường “chính thống” không đủ đáp ứng cho nhu cầu của các trường học. Điều đó lý giải vì sao họ vẫn cố tìm cách “lách” để thu “tự nguyện” của học sinh.

Nên chăng, vào đầu năm học, nhà trường tổng hợp khoản ngân sách được cấp và khoản được sử dụng từ nguồn học phí. Đồng thời lấy ý kiến của ban đại diện cha mẹ học sinh (do cha, mẹ học sinh tự bầu một cách công khai, dân chủ) về dự kiến mô hình cơ sở vật chất, giảng dạy mà phụ huynh mong muốn. Sau đó đưa ra dự toán kinh phí cho cả năm học. So sánh hai khoản trên với nhau để biết mức chênh lệch giữa nguồn được cấp và thực tế và thông báo chi tiết, công khai, minh bạch với toàn thể phụ huynh học sinh.

Từ đây, với sự nhất trí của đa số phụ huynh học sinh, nhà trường có thể báo cáo cấp trên xin phê duyệt và tiến hành vận động phụ huynh tự nguyện đóng góp để con cái họ được hưởng cơ sở vật chất và các điều kiện giáo dục khác như chính họ mong muốn.

Trong trường hợp các khoản chi phụ huynh có thể phải đóng góp quá lớn so với định mức ngân sách, có lẽ bộ Giáo dục và Đào tạo cần có kế hoạch về việc xã hội hóa hoàn toàn cơ sở giáo dục phổ thông để người dân lựa chọn.

http://www.nguoiduatin.vn/nha-truong-day-khoan-lam-thu-sang-cho-ban-dai-dien-cha-me-hoc-sinh-a340817.html

/ QFs’/nguoiduatin.vn