Khối lượng cát nhiễm mặn được sử dụng để san lấp mặt bằng của dự án, phần còn lại sẽ được bán cho các địa phương lân cận.
Đó là thông tin trong công văn số 3693/SXD-KT&VL ngày 21/11/2017, Sở Xây dựng gửi lên UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc bán cát nhiễm mặn dư thừa từ nạo vét khu vực cảng chuyên dùng dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất và cảng Hào Hưng.
Nhận chìm toàn bộ khối lượng cát là sai
Cụ thể, Sở Xây dựng Quảng Ngãi đã đề xuất 3 phương án để xử lý khối lượng cát nhiễm mặn dư thừa từ nạo vét khu vực cảng dự án thép Hòa Phát Dung Quất.
Phương án 1 là khối lượng cát nhiễm mặn được sử dụng để san lấp mặt bằng của dự án, phần còn lại sẽ được bán trong nước cho các địa phương lân cận để san lấp mặt bằng. Phương án này không thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh mà phải xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ.
Phương án 2 là sử dụng để san lấp mặt bằng cho dự án và lượng còn lại lưu trữ ở bãi thải để sử dụng san lấp mặt bằng cho các công trình khác trong tỉnh.
Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất
Tuy nhiên, nhược điểm của phương án này là khối lượng cát nhiễm mặn còn dư quá lớn, việc chọn địa điểm, giải phóng mặt bằng để xây dựng làm bãi thải rất khó tìm vị trí hợp lý và tốn nhiều kinh phí và ảnh hưởng đến môi trường xung quanh,
Phương án 3 là nhận chìm toàn bộ khối lượng cát dư thừa từ nạo vét sau khi đã sử dụng một phần để san lấp mặt bằng.
Tuy nhiên, Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi cho rằng, việc nhận chìm toàn bộ khối lượng cát nhiễm mặn còn dư thừa từ nạo vét khu vực cảng là trái với Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 2031/QĐ-BTNMT của Bộ TN-MT đối với dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất.
Sau khi nêu 3 phương án trên, Sở Xây dựng Quảng Ngãi đề nghị UBND tỉnh chọn phương án 1 để thực hiện.
Phải tính toán chính xác khối lượng nạo vét
Mới đây, tại công văn số 2768 ngày 12/9/2018 của Sở Xây dựng Quảng Ngãi gửi Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất, cơ quan này cũng đề nghị tính toán và báo cáo chuẩn xác tổng khối lượng nạo vét của dự án, khối lượng sử dụng để san lấp mặt bằng, khối lượng nhấn chìm, khối lượng còn dư thừa.
Cụ thể, theo Sở Xây dựng Quảng Ngãi, báo cáo số liệu về khối lượng vật chất còn dư thừa trong quá trình triển khai dự án chưa thống nhất.
Tại báo cáo ngày 15/11/2017 của Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất, khối lượng nạo vét còn dư thừa là 5,2 triệu m³; khối lượng nạo vét tại bản xác nhận số 3653/XN-UBND là 6,8 triệu m³; trong khi đó báo cáo tại công văn số 721/HPDQ lượng nạo vét dư thừa là là 15,5 triệu m³.
Cũng theo Sở Xây dựng Quảng Ngãi, tại công văn số 721/HPDQ của Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất cho thấy phương án đề nghị cho xuất khẩu chất nạo vét ra nước ngoài nhưng chưa cụ thể về số lượng cần xuất khẩu, đơn vị thu mua, nước nhập khẩu.
Đưa ra quan điểm với Đất Việt, PGS.TS Nguyễn Xuân Khiển - Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học địa chất và khoáng sản cho rằng, nguyên tắc đầu tiên là khu vực biển nhấn chìm chất thải không thể giao cho doanh nghiệp hay địa phương, mà Bộ TN-MT phải chỉ đạo.
Việc nạo vét chắc chắn sẽ làm mất cân bằng tự nhiên, tác động dòng chảy, nhiều hệ lụy khôn lường nên phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường, có hội đồng cụ thể tư vấn cho chủ đầu tư, cho địa phương.
Theo vị chuyên gia trên, chốt lại ở đây có 2 vấn đề chính: Một là, ĐTM phải được phê duyệt, nếu không thì không được triển khai, không được xin vượt cấp, còn cố tình thực hiện là sai Luật; Hai là, xem khối lượng 15,5m3 vật chất nạo vét là bao gồm những thành phần gì?. Nạo vét bằng công nghệ gì, loại máy gì, độ sâu bao nhiêu, cách bờ biển bao nhiêu...
PGS.TS Nguyễn Tác An - nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang lại khẳng định ĐTM của dự án trên hiện nay các bất cập nhà khoa học đưa ra đã giải quyết được chưa, nếu chưa thì cần xử lý sao.
Xin nhấn chìm xuống biển 15,5 triệu m3 vật chất: Khó hiểu... Việc nạo vét biển có được nêu trong ĐTM chưa, nếu có thì tại sao phương án xử lý chưa được nêu ra, rồi lại ... |