Từ cổ vũ bạo lực, dạy con trẻ nói dối, cho đến những hình ảnh nhạy cảm là những điều xuất hiện ngày càng nhiều trong các cuốn sách truyện dành cho đối tượng thiếu nhi.
Truyện tranh thiếu nhi có nhiều chi tiết nhạy cảm. Ảnh: FB
“Ngượng chín mặt” khi đọc sách thiếu nhi
Mới đây, một phụ huynh đã chia sẻ những bức ảnh chụp lại từ cuốn truyện tranh “Anh hùng Héc-quyn" chị vô tình thấy con mình đang đọc. Điều khiến chị sốc nhất là truyện thiếu nhi có những hình ảnh, chi tiết phản cảm, đến người lớn còn “ngượng chín mặt” và hoàn toàn không phù hợp với lứa tuổi học sinh.
Ngoài ra, tập truyện còn có những lời thoại gợi dục nói về chuyện ân ái, tình một đêm… giữa các nhân vật. Phụ huynh chia sẻ tâm trạng lo lắng, bất an, vì không ngờ những cuốn truyện tranh, bìa thì ghi dành cho thiếu nhi, nhưng bên trong lại chứa nội dung “người lớn”.
Ngay sau khi dư luận phản ánh những thông tin này, thử kiểm tra một số cuốn truyện từng mua cho con, anh Đoàn Văn Quê (Hà Nội) cũng “tá hỏa” khi phát hiện trong cuốn “Truyện cổ tích Việt Nam” của một nhà xuất bản địa phương có những câu hội thoại giữa các nhân vật hết sức dung tục, cụt lủn.
Lật giở những trang sách khác, anh lại phát hiện thêm những chi tiết nhạy cảm, không phù hợp để con trẻ đọc. Cuối cùng, vị phụ huynh này đã phải thốt lên: “Quá hãi hùng truyện tranh Việt Nam”, “khủng khiếp quá”… trước việc liên tiếp xuất hiện những ấn phẩm không phù hợp cho con trẻ nhưng lại được “gắn mác”, “đội lốt” sách truyện dành cho thiếu nhi.
Sách truyện phản cảm ảnh hưởng nặng nề tới nhân cách trẻ
Sách "Thực hành kỹ năng sống cho học sinh lớp 1” dạy trẻ đi trên mảnh thủy tinh để thể hiện sự dũng cảm; truyện cổ tích biến tấu "sọ dừa" thành "sọ người" đã từng gây xôn xao dư luận một thời.
Hay trong một ấn phẩm cho thiếu nhi có đoạn khuyến khích trẻ con phạm tội, với những mẩu hỏi đáp nhanh như: “Thầy giáo hỏi: Muốn được Thượng Đế tha tội chúng ta phải làm gì? Học sinh trả lời: Phải phạm tội”.
Nhiều cuốn sách dành cho thiếu nhi có sai sót, thể hiện sự cẩu thả của người làm sách đã “lọt” ra ngoài thị trường dưới cái tên của những nhà xuất bản uy tín.
Là một bà mẹ có con đang lớn, TS Vũ Thu Hương (giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội) chia sẻ tâm trạng lo lắng, bởi chị biết truyện tranh với các thông tin cụt lủn, thiếu hệ thống, những hình ảnh phản cảm có thể khiến trẻ em hiểu lệch lạc, hình thành những thói quen rất xấu.
“Đã đến lúc những nhà giáo dục cần lên tiếng về hiện tượng nội dung nhạy cảm trong sách dành cho thiếu nhi… Tôi nghĩ rằng, phần lớn các cha mẹ cũng suy nghĩ như tôi và thiết tha mong các cơ quan chức năng hãy vào cuộc, để môi trường của trẻ thực sự trong sáng” - TS Hương mong rằng mảng sách truyện thiếu nhi được trả lại sự trong sáng và tính nhân văn vốn có, thay vì những câu từ cộc lốc, nội dung cụt lủn và tranh ảnh nóng như hiện nay.
Chọn truyện tranh cho con thế nào để tránh nội dung bạo lực, phản cảm? Theo TS Vũ Thu Hương, sách có nội dung người lớn cần có khuyến cáo ghi rõ dành cho lứa tuổi nào để không ảnh ... |
Dán nhãn xuất bản phẩm cho trẻ: Cần có quy chuẩn thống nhất Theo Thông tư 09/2017/TT-BTTTT của Bộ Thông tin - Truyền thông, từ ngày 1/10/2017, các loại xuất bản phẩm dành cho trẻ em (trừ sách ... |