Bộ Quốc phòng Nhật cử tàu thử nghiệm JS Asuka đón tiếp tàu hộ vệ Trần Hưng Đạo lần đầu ghé thăm quân cảng Yokosuka.
Tàu thử nghiệm JS Asuka tại quân cảng Yokosuka năm 2010. Ảnh: JMSDF. |
"Tàu hộ vệ tên lửa Trần Hưng Đạo cùng đoàn công tác Việt Nam do đại tá Lê Hồng Chiến dẫn đầu sẽ cập quân cảng Yokosuka sáng 27/9, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị ba ngày tại Nhật Bản. Tàu thử nghiệm JS Asuka sẽ đại diện Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản (JMSDF) đón tiếp đoàn công tác Việt Nam trong thời gian thăm Nhật", Bộ Quốc phòng Nhật Bản hôm qua ra thông cáo cho biết.
Trong thời gian ở Nhật, thủy thủ đoàn tàu hộ vệ 015 - Trần Hưng Đạo sẽ tham gia nhiều hoạt động giao lưu và thi đấu thế thao với JMSDF tại căn cứ Yokosuka, sau đó tham quan thành phố Sakai, tỉnh Osaka.
JS Asuka là tàu thử nghiệm duy nhất trong biên chế JMSDF, đóng vai trò nền tảng thử nghiệm các hệ thống vũ khí hải quân hiện đại của Nhật Bản. Tàu được hạ thủy ngày 21/6/1994 và đưa vào biên chế ngày 22/3/1995.
Tàu dài 151 m, rộng 17 m, có lượng giãn nước đầy tải 6.200 tấn, thủy thủ đoàn 72 người cùng 100 chuyên viên thử nghiệm khí tài. Vũ khí cơ bản của JS Asuka gồm một bệ phóng thẳng đứng (VLS) Mark 41 với 8 ống phóng, cùng ba ống phóng ngư lôi cỡ 324 mm.
Đoàn công tác Việt Nam dự kiến rời quân cảng Yokosuka vào ngày 30/9, trước khi tới tham gia duyệt binh hải quân quốc tế tại căn cứ Jeju, Hàn Quốc. Tàu hộ vệ Trần Hưng Đạo sau đó sẽ góp mặt trong cuộc diễn tập hàng hải ASEAN - Trung Quốc tại Trạm Giang, Trung Quốc.
Tàu hộ vệ Trần Hưng Đạo tiến vào cảng Yokosuka sáng 27/9. Ảnh: Twitter. |
Theo Báo Hải quân, hành trình của tàu hộ vệ Trần Hưng Đạo sẽ kéo dài tổng cộng 9.300 km, trở thành chuyến đi biển xa nhất và tham gia nhiều hoạt động nhất của tàu Hải quân Nhân dân Việt Nam. Ngoài các hoạt động giao lưu đối ngoại, chuyến đi cũng giúp đánh giá năng lực chỉ huy hiệp đồng, trình độ thao tác làm chủ vũ khí và trang bị kỹ thuật của Hải quân Việt Nam.
105 Trần Hưng Đạo cùng 016 Quang Trung là hai tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 được đưa vào biên chế Lữ đoàn 162, Hải quân Nhân dân Việt Nam từ tháng 2. Tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 được trang bị nhiều khí tài hiện đại, do Nga sản xuất theo hợp đồng ký kết với Hải quân Việt Nam, nhằm xây dựng lực lượng hải quân chính quy, nâng cao năng lực bảo vệ biển đảo Tổ quốc.
Vũ khí chính của tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9 là 8 tên lửa chống hạm 3M24E với tầm bắn 130 km, một pháo hải quân AK-176MA cỡ nòng 76,2 mm, một tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Palma, hai pháo phòng thủ cực gần AK-630M cùng 4 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm. Tàu có thể mang theo một trực thăng Ka-28 để tăng khả năng phát hiện, tiêu diệt tàu ngầm đối phương.
Chiến hạm Trung Quốc bám đuôi tàu sân bay trực thăng Nhật trên Biển Đông Trung Quốc triển khai hai tàu hộ vệ bám theo ở khoảng cách gần và theo dõi tàu JS Kaga của Nhật di chuyển trên ... |
Chiến hạm Lider rất mạnh nhưng… cũ kỹ Dù Lider là chiến hạm chủ lực của Nga trong tương lai và được đánh giá rất mạnh nhưng lại không được các chuyên gia ... |