Vào đầu cuộc gặp với 200 nhân tài, Chủ tịch Đà Nẵng đã phê bình lãnh đạo các sở ngành vắng mặt. 

8h sáng 2/6, UBND TP Đà Nẵng tổ chức gặp mặt giữa Chủ tịch thành phố Huỳnh Đức Thơ với các nhân tài là học viên Đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (Đề án 922).

Cuộc đối thoại được nhiều người kỳ vọng sẽ tìm ra giải pháp cho thực trạng 40 nhân tài của thành phố xin nghỉ việc thời gian qua.

Ông Huỳnh Đức Thơ cho biết, vấn đề lớn trong câu chuyện nhân tài xin nghỉ là việc "các sở, ngành, quận, huyện sử dụng nguồn nhân lực như thế nào?".

Theo ông, cuộc đối thoại này đã được thông báo trước đến lãnh đạo các sở ngành, địa phương trên địa bàn, nhưng chỉ có duy nhất lãnh đạo UBND quận Ngũ Hành Sơn có mặt. "Điều này đáng bị phê bình. Những người sử dụng học viên đáng ra phải có mặt để đối thoại minh bạch hơn", ông Thơ nói.

Người đứng đầu chính quyền thành phố đặt tiếp câu hỏi, bao nhiêu cơ quan, đơn vị sử dụng nhân tài định kỳ gặp mặt, trao đổi với học viên đề án và những người trong diện thu hút? Câu trả lời từ phía dưới cũng chỉ có Sở Giao thông vận tải và UBND quận Ngũ Hành Sơn.

Ông Thơ cho rằng, các đơn vị sử dụng nhân tài cần tránh bệnh hình thức mà phải làm thật. Hàng ngày ở cơ sở, trong các công việc liên quan đến tuyển dụng, đề bạt, đánh giá, đối thoại, giải quyết nguyện vọng của cán bộ, công chức, người lãnh đạo phải biết lắng nghe tâm tư, nguyện vọng để kịp thời giải quyết. "Không thể cứ chờ đến buổi gặp của chủ tịch thành phố", ông nói.

nhieu lanh dao so nganh da nang vang mat trong doi thoai voi nhan tai
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ phê bình nhiều lãnh đạo sở, ngành, quận, huyện vắng mặt tại cuộc đối thoại. Ảnh: Nguyễn Đông.

"Không vui vẻ gì khi bắt đầu buổi đối thoại đã phê bình chủ tịch quận, huyện, nhưng đó là sự thật. Bây giờ nói chỉ để các học viên đề án nghe, mà không có đơn vị, cơ quan sử dụng nhân lực chất lượng cao. Người cần nghe thì không đến để nghe", ông Thơ nhấn mạnh.

"Điều cần thiết là tạo môi trường làm việc thực sự tốt"

Chủ tịch Đà Nẵng cho hay, ở thời điểm chục năm trước, thành phố dám bỏ tiền tỷ cho mỗi học viên đi học đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, là điều không dễ, do vậy không có câu chuyện "bỏ ra số tiền lớn rồi vứt các em lăn lóc vào đời".

Ông đề nghị các cơ quan sử dụng nhân tài không quá bi quan trước tình trạng nhiều doanh nghiệp sẵn sàng trả lương cao để hút nguồn nhân lực.

"Điều cần thiết là tạo môi trường làm việc thực sự tốt cho người tài.

Có tình trạng học viên thi đậu công chức, nhưng lại không được bố trí đúng chức danh, công việc. Điều này tạo sự ức chế trong chính môi trường làm việc của sở, nghành đó. Các bạn trẻ cần môi trường công bằng và minh bạch. Nếu cơ chế chọn lựa xứng đáng thì tôi tin có bạn cả đời làm chuyên viên, phó phòng vẫn sẽ vui vẻ", ông Thơ nói.

Chủ tịch Đà Nẵng cũng chỉ ra những hạn chế của đội ngũ học viên đề án, như nhiều người làm việc cầm chừng, có tâm lý nhảy việc. Một số bạn có động cơ học tập không thực sự trung thành như bản cam kết ban đầu đã đặt bút ký vào; khi có cơ hội là nhảy việc và “không tôn trọng cam kết ban đầu với thành phố”.

Lãnh đạo thành phố cũng thừa nhận có tình trạng việc thi tuyển công chức ở một vài nơi “không được công bằng”, cơ đơn vị sử dụng lao động nảy sinh tâm lý “ưu ái ghế ngồi” mà không phân công cho học viên đề án; người sử dụng lao động nhiều nơi chưa thực sự giúp đỡ, chia sẻ, bày dạy kiến thức thực tiễn cho học viên.

Nhân tài muốn được lãnh đạo tin tưởng

Tại cuộc đối thoại, đại diện Sở Nội vụ Đà Nẵng cho biết các cơ quan, đơn vị sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao kiến nghị thành phố xây dựng quy định chính sách đảm bảo thu hút và có tính ràng buộc cao với người tham gia đào tạo (đặc biệt là đào tạo sau đại học).

Theo Sở này, khâu tuyển chọn cũng cần được thực hiện chặt chẽ hơn để tìm được ứng viên có tính cam kết cao, thật sự tâm huyết cống hiến cho thành phố; xây dựng cơ chế để học viên đang làm việc tại khối hành chính được vào biên chế, tạo động lực cho họ yên tâm công tác và có cơ hội phát triển.

nhieu lanh dao so nganh da nang vang mat trong doi thoai voi nhan tai
Các học viên Đề án 922 tham gia đối thoại. Ảnh: Nguyễn Đông.

Các học viên kiến nghị cơ quan, đơn vị sử dụng lao động cần thể hiện sự tin tưởng, khích lệ để tạo động lực cho họ tự tin thích nghi, phát huy các điểm mạnh của mình;

kịp thời hỗ trợ học viên giải quyết các vấn đề phát sinh về tư tưởng, tâm lý, thái độ và học tập, sinh hoạt, công tác; quan tâm giải quyết các nguyện vọng chuyển đổi vị trí việc làm trong nội bộ cơ quan và chuyển đến cơ quan khác của học viên đề án.

Ông Nguyễn Văn Chiến - Phó giám đốc Sở Nội vụ Đà Nẵng, cho biết có hai học viên kiến nghị về việc luân chuyển công tác và đã được thành phố giải quyết. Về việc cho phép học viên làm việc tại khu vực tư, UBND thành phố đã có quy định sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể và doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký. Tuy nhiên, để có căn cứ triển khai chủ trương này, thành phố cần phải có văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của các bên có liên quan.

Cuộc đối thoại tiếp tục diễn ra trong sáng nay.

Đến tháng 5, 93 người đã rút khỏi Đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Đà Nẵng (Đề án 922). Trong đó dù được bố trí việc làm, 40 người đã xin thôi việc với các lý do đoàn tụ gia đình, sức khỏe không tốt, hoặc muốn tìm công việc khác. 47 học viên vi phạm hợp đồng (chủ yếu không đạt kết quả theo yêu cầu của đề án).
nhieu lanh dao so nganh da nang vang mat trong doi thoai voi nhan tai Đãi ngộ nhân tài: Thiện chí từ hai phía

Chính sách thu hút nhân tài ở TP Đà Nẵng dù mang lại nhiều hiệu quả tích cực nhưng vẫn không thể hoàn hảo. 40 ...

nhieu lanh dao so nganh da nang vang mat trong doi thoai voi nhan tai Đà Nẵng giải thích vì sao hàng loạt công chức xin nghỉ việc

Phó giám đốc Sở Nội vụ Đà Nẵng thừa nhận thành phố không đủ điều kiện tốt nhất để các học viên nguồn nhân lực ...

/ VnExpress