Giữa tháng 3, hàng loạt ngân hàng tiếp tục tăng mức lãi suất huy động lên mức cao nhất hơn 7%/năm.
Sau khi Techcombank và VPBank tăng mức lãi suất hồi đầu tháng 3, nhiều ngân hàng cũng quyết định tăng mức lãi suất lên một mặt bằng mới.
Ngân hàng Nông nghiệp (Agribank) và Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) cùng tăng 0,3% đối với kỳ hạn 6 tháng và tăng lần lượt 0,7% và 0,9% đối với kỳ hạn 12 tháng.
Ngân hàng Quân đội (MBB) cũng thực hiện nâng lãi suất tiết kiệm đối với một số kỳ hạn. Theo đó lãi suất tiết kiệm ở các kỳ hạn 12 tháng được nâng lên 5,25-5,3%/năm và lãi suất kỳ hạn 6 tháng được nâng lên 4,5-4,68%/năm.
Nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất. |
Hiện lãi suất huy động cao nhất thuộc về ngân hàng VietABank hiện lên tới 7,1%/năm, áp dụng cho khách hàng gửi ở kỳ hạn 15 và 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ; 6,1%/năm ở kỳ hạn 6 tháng đến 9 tháng.
Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga (VRB) hiện cũng đang trả lãi suất cao nhất là 7,0%/năm áp dụng cho kỳ hạn 24 và 36 tháng. Với kỳ hạn 6 tháng đến 9 tháng, lãi suất dao động từ 5,7 – 5,7%/năm.
Ngân hàng SCB cũng vừa điều chỉnh lãi suất, theo đó lãi suất các kỳ hạn dưới 6 tháng đồng loạt ở mức 3,95%/năm, chỉ thấp hơn 0,05% so với mức trần. Kỳ hạn 6 tháng lãi suất ở mức 5,7%/năm, kỳ hạn 12 tháng ở mức 6,8%/năm.
Tại Ngân hàng Nam Á, mức lãi suất cao nhất là 6,7%/năm, trong khi ở các "ông lớn" như BIDV, Vietcombank, Agribank, VietinBank mức lãi suất huy động cao nhất chỉ là 5,6%/năm, nhóm các ngân hàng cổ phần lớn mức lãi suất huy động cao nhất dao động từ 6,1 - 6,2%/năm.
Nhận định về diễn biến của thị trường lãi suất, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng, trong bối cảnh COVID-19 có dấu hiệu được kiểm soát, việc tiêm vaccine đang được triển khai, CPI tháng 2 tăng mạnh, nhiều khả năng lãi suất huy động sẽ tiếp tục tăng trở lại trong thời gian tới.
Nhiều ngân hàng TMCP cũng cho biết, tiền gửi vào ngân hàng đang tăng chậm hơn khá nhiều so với cùng kỳ năm ngoái. Trước mắt, tình trạng này chưa đáng lo ngại vì nhu cầu tín dụng đang thấp, song quý tới, khi hoạt động sản xuất - kinh doanh tăng dần, việc tăng lãi suất huy động là khó tránh.
Còn theo các chuyên gia kinh tế, những tác động của thị trường thế giới cùng sự phục hồi của nền kinh tế sẽ khiến cầu tín dụng tăng nhanh, gây áp lực lên lãi suất. Nếu tiếp tục “ghìm” mặt bằng lãi suất xuống, rủi ro tài chính sẽ hiện hữu, đặc biệt là nguy cơ dòng tiền tháo chạy khỏi ngân hàng, đổ sang các kênh đầu tư khác.
Mặc khác, nếu lãi suất tiếp tục giảm, thì sẽ khó thu hút được tiền gửi dân cư để phục vụ nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp khi nền kinh tế phục hồi.
Gửi tiền sau Tết Nguyên đán, lãi suất ra sao? Dù mức lãi suất không có sự biến động nhiều, nhưng gửi tiền sau Tết Nguyên đán vẫn là lựa chọn của nhiều người vì ... |