Những chương trình đậm chất nhân văn, khơi dậy lòng trắc ẩn và hướng con người tới những suy nghĩ tốt đẹp, những hành động tử tế này để lại ít nhiều dấu ấn, trở thành thân thuộc với đông đảo khán giả trong và ngoài nước vẫn không đủ mạnh để giúp chương trình tồn tại lâu dài
"Hãy để hòa bình là vĩnh cửu", chủ đề chương trình "Như chưa hề có cuộc chia ly" số 118 phát sóng ngày 6-5 vừa qua trên VTV1 đánh dấu hành trình 11 năm ra mắt công chúng của chương trình. Giống như những số phát sóng trước đó, chương trình luôn nhận được tình cảm của người xem vì "câu chuyện kết thúc có hậu đem lại những giọt nước mắt hạnh phúc cho những số phận nghiệt ngã", như nhận định chung của công chúng về chương trình.
Phút đoàn tụ trong chương trình "Như chưa hề có cuộc chia ly"(Ảnh do chương trình cung cấp)
40.000 trường hợp đăng ký tìm kiếm người thân, hơn 700 trường hợp đã được đoàn tụ. "Như chưa hề có cuộc chia ly" là chương trình nhân đạo, tuyệt đối không thu phí của bất cứ ai đăng ký, nhờ tìm người thân, cả bên tìm lẫn bên được tìm cũng tuyệt đối không phải trả bất cứ khoản phí nào.
"Như chưa hề có cuộc chia ly" biến những điều tưởng không thể thành có thể. Nhưng người thực hiện chương trình lại không phải nhà phép thuật nên trong hành trình của mình, họ đã mắc sai lầm. Vì khán giả yêu quá nhiều nên giận cũng quá sâu. Vì vậy, đôi lúc "Như chưa hề có cuộc chia ly" tưởng như bị vỡ trận vì niềm tin của công chúng dành cho chương trình nứt rạn. Dù vậy, những người làm chương trình đã vượt qua bằng lời xin lỗi chân thành, bằng những nỗ lực nâng cấp kỹ năng tìm kiếm của ê-kíp để đến lúc này, chương trình vẫn là một trong những chương trình "đinh" của VTV, là ưu tiên lựa chọn của đối tượng khán giả lớn tuổi và tạo nhiều cảm hứng cho khán giả trẻ tuổi khi nhận ra rằng đâu đó trong cuộc sống bộn bề, nhiều mánh khóe này vẫn còn niềm tin.
Không chỉ có "Như chưa hề có cuộc chia ly", nhiều chương trình mang ý nghĩa nhân văn khác cũng chiếm được tình cảm của công chúng lâu nay. Trong đó có thể kể đến các chương trình có tên"cũ mèm" như "Vượt lên chính mình", "Ngôi nhà mơ ước" (ra mắt năm 2005); "Câu chuyện ước mơ", "Chắp cánh tương lai", "Thắp sáng niềm tin", "Kết nối ước mơ" (2008); "Điều ước thứ 7" (2014)… hay mới hơn là: "Cùng xây ước mơ", "Hát mãi ước mơ" (2017)…
Những chương trình đậm chất nhân văn, khơi dậy lòng trắc ẩn và hướng con người tới những suy nghĩ tốt đẹp, những hành động tử tế này để lại ít nhiều dấu ấn, trở thành thân thuộc với đông đảo khán giả trong và ngoài nước vẫn không đủ mạnh để giúp chương trình tồn tại lâu dài. Đã có những chương trình phải dừng phát sóng vì không còn tài trợ. Khi chương trình "Ngôi nhà mơ ước" thông báo dừng phát sóng (vào tháng 7-2016), công chúng có chút "bàng hoàng" vì chương trình ý nghĩa như thế phải ngưng. Chương trình "Câu chuyện ước mơ" cũng dừng lại sau 6 năm phát sóng. "Chắp cánh tương lai" sống được 6 năm. "Kết nối ước mơ" cũng chỉ tồn tại sau gần 10 năm…
"Vượt lên chính mình" đang bước vào năm thứ 13, vẫn là phao cứu sinh cho hàng trăm hộ nghèo có tiền trả nợ và có vốn làm ăn hay "Lục lạc vàng" sau 7 năm ra mắt đã cấp 2.112 con bò đến với 1.056 hộ nghèo trong cả nước vẫn đang tiếp tục hành trình nhân đạo của mình…
Nhưng với các nhà tài trợ, những chương trình này không còn nhiều sức hút với khán giả vì chưa thay mới hình thức, định dạng, gây nhàm chán vì sau bấy nhiêu năm cũng chỉ có thế. Đây cũng là lý do khiến cho nhiều chương trình dù rất ý nghĩa vẫn có nguy cơ phải dừng do thiếu tài trợ. Trong điều kiện bùng nổ chương trình truyền hình giải trí, có không ít chương trình nội dung vô bổ, chúng ta rất cần giữ được những chương trình mang ý nghĩa nhân đạo và nhân văn này.
Cuộc sống bình dị của vợ Duy Nhân sau 3 năm chồng qua đời Dù không hoạt động trong showbiz, người vợ tào khang của Duy Nhân vẫn giữ vẻ đẹp khiến nhiều người ngưỡng mộ. |
Vụ hai vợ chồng thương vong tại chòi rẫy: 30 triệu đồng của nạn nhân vẫn nguyên vẹn Theo người nhà nạn nhân, số tiền 30 triệu đồng mà nạn nhân đem vào rẫy vẫn còn nguyên, các vật dụng cá nhân không ... |
Thùy Trang