Trong lịch sử của Nhà nước Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh đã có trường hợp đảm nhiệm vị trí quyền Chủ tịch nước.
Cụ Huỳnh Thúc Kháng (ảnh TL).
Trường hợp đầu tiên đảm nhiệm vị trí quyền Chủ tịch nước là cụ Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947, quê Quảng Nam, còn gọi là Cụ Huỳnh).
Cụ Huỳnh là một chí sĩ yêu nước, sau Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, Cụ Huỳnh Thúc Kháng được Hồ Chủ tịch mời tham gia Chính phủ lâm thời, với cương vị Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Năm 1946, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm Pháp dự Hội nghị đàm phán Fontainebleau đã giao quyền Chủ tịch nước cho Cụ Huỳnh Thúc Kháng. Khi chia tay, Hồ Chủ tịch đã dặn Cụ Huỳnh “dĩ bất biến, ứng vạn biến”.
Cụ Huỳnh đảm nhiệm vị trí quyền Chủ tịch nước từ trong thời gian Hồ Chủ tịch đi vắng (từ ngày 31.5.1946 đến 20.10.1946). Với trọng trách được giao, Cụ Huỳnh Thúc Kháng vừa tích cực góp phần xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng, vừa đấu tranh làm thất bại âm mưu chống phá của các thế lực phản động.
Ông Nguyễn Hữu Thọ (ảnh TL)
Trường hợp ông Nguyễn Hữu Thọ (1910 -1996, quê Long An) cũng đảm nhiệm vị trí quyền Chủ tịch nước trong một khoảng thời gian.
Ông Nguyễn Hữu Thọ học luật ở Pháp, khi về nước ông hành nghề luật sư khắp các tỉnh miền Tây Nam Bộ, ông luôn bảo vệ người dân vô tội trước tòa án thực dân. Năm 1948, ông tham gia Mặt trận Liên Việt và năm sau được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.
Năm 1954, ông Nguyễn Hữu Thọ bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt. Sau khi được giải cứu thành công vào cuối tháng 11.1961, luật sư Nguyễn Hữu Thọ về đến bắc Tây Ninh. Tháng 2 năm 1962, Đại hội lần thứ I Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được tổ chức và luật sư Nguyễn Hữu Thọ được bầu làm Chủ tịch.
Khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam được thành lập vào tháng 6 năm 1969, ông giữ chức Chủ tịch Hội đồng cố vấn.
Năm 1976, ông được bầu làm Phó Chủ tịch nước Việt Nam thống nhất, Chủ tịch nước là Bác Tôn Đức Thắng. Tháng 4 năm 1980, sau khi Chủ tịch nước Việt Nam Tôn Đức Thắng qua đời, ông Nguyễn Hữu Thọ đảm nhiệm vị trí quyền Chủ tịch nước cho đến tháng 7.1981.
Theo PGS –TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), thực hiện theo Hiến pháp năm 1980, chúng ta chuyển chức danh Chủ tịch nước thành Chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Sau thời gian ông Nguyễn Hữu Thọ giữ quyền Chủ tịch nước, đến năm 1981, Quốc hội bầu ông Trường Chinh (Đặng Xuân Khu 1907 -1988) làm Chủ tịch Hội đồng Nhà nước.
Trường hợp của Bác Tôn Đức Thắng (1888 -1980, quê An Giang) được bầu giữ chức Phó Chủ tịch nước năm 1960.
Năm 1969, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời (2.9.1969), lúc này Hiến pháp năm 1959 có quy định trong trường hợp khuyết Chủ tịch nước thì Phó Chủ tịch nước đảm nhiệm vị trí quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới. Theo PGS Nguyễn Trọng Phúc, sau khi Bác Hồ mất, đến ngày 23.9.1969, Quốc hội họp phiên đặc biệt đã bầu Bác Tôn Đức Thắng làm Chủ tịch nước. Thời gian từ lúc Hồ Chủ tịch từ trần đến khi Quốc hội bầu Chủ tịch nước mới ngắn nên không thấy nói người đảm nhiệm vị trí quyền Chủ tịch nước.
Trong giai đoạn hiện nay, Hiến pháp năm 2013 cũng quy định: Khi Chủ tịch nước không làm việc được trong thời gian dài thì Phó Chủ tịch nước đảm nhiệm vị trí quyền Chủ tịch nước.
Trong trường hợp khuyết Chủ tịch nước thì Phó Chủ tịch nước đảm nhiệm quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần vào lúc 10h05 sáng 21.9 tại Bệnh viện T.Ư Quân đội 108, Hà Nội sau một thời gian mắc bệnh hiểm nghèo.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang sinh năm 1956, quê ở huyện Kim Sơn, Ninh Bình. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tiến sĩ Luật học, Đại học An ninh; Học hàm: Giáo sư; Lý luận chính trị: Cao cấp; Ngoại ngữ: Cao học tiếng Trung.
- Ngày vào Đảng: 26.07.1980; Ngày chính thức: 26.07.1981.
- Là đại biểu Quốc hội Khóa XIII, XIV.
Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh giữ quyền Chủ tịch nước Sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang đột ngột từ trần, Phó chủ tịch nước sẽ giữ quyền Chủ tịch cho đến khi Quốc ... |
Thái Lan treo cờ rủ tưởng niệm Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong 3 ngày Các cơ quan ban ngành chính phủ Thái Lan trên toàn quốc treo cờ rủ để tưởng niệm Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại ... |
Cậu học trò nghèo thành Chủ tịch nước qua ký ức người thầy Nhớ về học trò Trần Đại Quang, thầy giáo Lê Kim Toàn chia sẻ "cậu ấy sớm bộc lộ tư chất thông minh và ham ... |
Giáo hội Phật giáo TP HCM tưởng niệm Chủ tịch nước Trần Đại Quang Hơn 500 tăng ni, phật tử tụng Bát Nhã tâm kinh trong không khí nghiêm trang, cầu nguyện cho ông Trần Đại Quang an nghỉ ... |