Chỉ khi nào văn hoá sử dụng mạng xã hội được đánh giá như một vấn đề đạo đức hay tiêu chuẩn sống thì khi đó những cái chết đáng tiếc sau các click chuột mới mong được đẩy lùi.

Gần một năm sau ngày thiếu nữ tên T.L (sinh 2001, xã Phú Lộc, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk) uống thuốc sâu tự tử vì không chịu được những lời đàm tiếu khi chuyện nhạy cảm trong quan hệ tình cảm của cô với bạn trai bị phơi bày trên mạng xã hội, kẻ thủ ác, bạn trai cũ của thiếu nữ này, T.Q.P mới bị khởi tố vì hành vi “làm nhục người khác".

Khi thông tin về việc T.Q.P bị khởi tố được đưa ra, đã có những so sánh đáng suy ngẫm: Cùng là thủ phạm gây nên cái chết của người khác nhưng những tội phạm khác sẽ bị xử lý ngay còn với một người sử dụng facebook gây tội thì dường như kém nghiêm trọng?!

Và dù cho việc làm nhục bạn gái của T.Q.P chỉ là hành động bột phát tức thì hay mang âm mưu thâm độc thì hậu quả cũng không thể tồi tệ hơn: Cướp đi mạng sống của một con người. Dù cho kẻ tung status ác độc lên mạng có phải đối diện với hình phạt nào thì gia đình của T.L cũng không thể nguôi ngoai trước nỗi đau mất con.

nhung cai chet sau cac clip nhay cam tren mang xa hoi giat minh den bao gio

Nhiều thiếu nữ bị vướng vào các clip hay status nhạy cảm đăng tải trên mạng xã hội đã phải tìm đến cái chết. Ảnh minh hoạ từ internet.

Đây không phải là lần đầu các nữ sinh, thiếu nữ bị vướng vào các clip hay status nhạy cảm đăng tải trên mạng xã hội đã phải tìm đến cái chết.

Sáng 11/3, gia đình H.T.L. (học sinh lớp 11, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) phát hiện nữ sinh này tự tử tại ao nước gần nhà. Trước đó, L. để lại thư tuyệt mệnh với nội dung xin lỗi, vĩnh biệt bố mẹ. Lý do gây nên vụ quyên sinh này được cho là có liên quan đến clip nữ sinh này hôn nhau trong lớp học bị lan truyền trên mạng xã hội. Có thể vì lo lắng, nghĩ quẩn nên nữ sinh mới tìm đến cái chết để giải thoát khỏi dư luận xã hội.

Hơn 3 năm trước đây, tháng 6/2015, nữ sinh N.T.A.T (sinh năm 2000) ở Đồng Nai, bị bạn trai tung clip nhạy cảm giữa hai người lên mạng sau khi cãi nhau. Nữ sinh hốt hoảng và xấu hổ cũng đã tìm đến thuốc diệt cỏ để quyên sinh.

Tháng 6/2013, nữ sinh N.T.C.L (sinh năm 1995, ở Thạch Thất, Hà Nội) bị các bạn trong lớp học thêm ghép mặt của mình vào tấm hình của một cô gái khác ăn mặc hở hang và đăng lên mạng xã hội. Dù nạn nhân có đe dọa sẽ tự tử nếu các bạn không gỡ những hình ảnh đó xuống nhưng lại nhận lại được những thách thức, bình luận trêu đùa. Vì quá phẫn uất, nữ sinh này đã uống thuốc diệt cỏ để tự tử.

Kể từ khi cơn lốc mạng xã hội tràn ngập thì những câu chuyện đau lòng như thế này đã xảy ra và khiến người ta lo ngại. Mạng xã hội ảo nhưng hậu quả để lại thì thực và rất đau lòng.

Chỉ một chút bực tức, ganh ghét muốn trả đũa, người ta sẵn sàng tung hê nhau bằng những lời lẽ cay nghiệt nhất dù biết điều này có thể làm tổn thương lớn cho người bị hại. Chỉ một phút hiểu lầm, người ta có thể sẵn sàng “xả giận” bằng những đòn “hạ nhục” hiểm nhất mặc cho hậu quả gây ra có khi là mạng sống của cả một con người. Tất cả chỉ bằng một cú click chuột! Đơn giản vô cùng!

Có phải chăng vì việc gây tội ác trên mạng xã hội quá giản đơn như vậy mà đôi khi người ta tặc lưỡi làm liều!

Có một thực tế rằng bên cạnh việc tạo kết nối, giao tiếp giữa người dùng, mạng xã hội thực sự giống như một cái chợ chứa đầy rẫy "rác văn hóa". Trên Facebook, nhiều người tự cho mình được cái quyền đăng ảnh, clip của người khác, hay chửi bới, thậm chí làm nhục bất kỳ ai nếu họ thấy không hài lòng. Tệ hơn, sự lan truyền chóng mặt với những lượt chia sẻ ăn theo, a dua, “ném đá” không thương tiếc trong thế giới ảo đã dẫn đến những hậu quả đau lòng ngoài đời thực.

Đang có một thế hệ trưởng thành từ mạng xã hội, một thế hệ "check in". Vì lẽ đó nên để ngăn chặn từ gốc rễ những hậu quả khôn lường từ hành vi làm nhục người khác trên facebook, có lẽ điều cần nhất là phải xây dựng văn hóa ứng xử trên mạng bằng nhiều biện pháp từ giáo dục trong trường học hay ở gia đình cho đến các hoạt động tuyên truyền tại các tổ chức xã hội. Chỉ khi nào văn hoá sử dụng mạng xã hội được đánh giá như một vấn đề đạo đức hay tiêu chuẩn sống thì khi đó những cái chết sau các click chuột mới mong được đẩy lùi.

Khi người ta biết e ngại khi biến mạng xã hội thành những công cụ mang tính sát thương tâm lý thì khi đó mới thôi không giật mình vì những cái chết sau các status hay clip trên mạng xã hội.

nhung cai chet sau cac clip nhay cam tren mang xa hoi giat minh den bao gio Lăng mạ học viên là con lợn, cá thể đó hẳn là "bọ cạp"

Các cụ nói “trông mặt mà bắt hình dong”, nên thú thật khi lần đầu tiên biết đến “cô giáo” chửi học viên là “con ...

nhung cai chet sau cac clip nhay cam tren mang xa hoi giat minh den bao gio Làm rõ nghi vấn học sinh tự tử vì bị sỉ nhục

Vừa qua, nghi vấn một học sinh lớp 11 vừa tự tử chết hụt tại trường do bị \'hiệu trưởng sỉ nhục\' được chia sẻ ...

/ http://www.nguoiduatin.vn