Bệnh nhân nam (xin giấu tên), 29 tuổi bị ngứa và hơi rát ở bao quy đầu, anh tìm trên mạng rồi đến phòng khám đa khoa (PKĐK) Thăng Long ở 575, Sư Vạn Hạnh, Q.10, TPHCM vào ngày 16.10. Sau khi cân và đo huyết áp, được hướng dẫn vào một phòng có 3 nhân viên đeo khẩu trang, không giới thiệu tên.

nhung con moi va nan nhan dang thuong cua phong kham co yeu to nuoc ngoai

Một BS nữ nói tiếng Việt, một BS nam im lặng từ khi khám và suốt thời gian làm tiểu phẫu, sau nhìn chữ ký của BS này thấy là tiếng Trung...

Khi đang tiểu phẫu, BS nữ lại nói anh có một u nông rất to, nếu không cắt bỏ có thể bị vô sinh, rối loạn cương dương, nếu u vỡ sẽ hoại tử, nguy hiểm. Anh lại ký giấy đồng ý phẫu thuật với giá 18,8 triệu đồng.

Về nhà, tìm hiểu qua nhiều kênh và biết mình bị lừa nên anh không đến truyền dịch hàng ngày theo “y lệnh” mà đến BV Bình Dân khám, BS nói chỉ là viêm bình thường, không rõ “u nông” là bệnh gì!?

1. Anh không phải là nạn nhân duy nhất của PK này, mới đây anh Nguyễn Minh Tuấn (SN 1990, ở Q.Tân Bình, TPHCM) đã có đơn tố cáo gửi “Các cơ quan báo chí và Thanh tra Sở Y tế” trình bày việc phải trả 28 triệu cho PK mà không biết bị bệnh gì và và truyền vào người những gì!?

Một bệnh nhân nữ, 31 tuổi, nổi sẩn vùng kín, BS PK gần nhà nói sùi mào gà và khuyên đi viện. Thấy mạng quảng cáo PK Thế giới, ở 648, Võ Văn Kiệt, Q.5, TPHCM, chữa khỏi nhiều bệnh nhân, thời gian điều trị ngắn, chi phí hợp lý, không chờ đợi lâu nên chị đến đây ngày 25.10. Khi lên bàn khám, chị hoảng sợ thấy hình ảnh chiếu “trực tiếp” rất nhiều nốt sùi...

Xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm xong, hết 1.650.000 đồng, chị được đưa sang buồng có BS Trung Quốc và một phiên dịch (lúc này chị mới biết là PK Trung Quốc), họ yêu cầu ký cam kết đốt sùi giá 9.800.000 đồng. Đốt xong, nằm trên bàn khám, BS nói cần đốt sâu vào cổ tử cung giá 5,8 triệu đồng hoặc 12,8 triệu đồng, chị chọn gói 12,8 triệu đồng.

Tưởng đã xong nhưng BS lại “tư vấn” chiếu tia vì đã mắc bệnh xã hội thì phải “ráng”, nếu không vài ngày sau sùi sẽ mọc như rừng, giá 38 triệu. Quá lo sợ, chị đồng ý...

Ở Hà Nội, năm 2012, việc chị Nguyễn Thị Thu Phong, sinh năm 1978, ở Q.Hà Đông, tử vong ở PKĐK Maria 65 - 67, Thái Thịnh, sau khi BS Trung Quốc, Deng Qin Zhi đốt lộ tuyến cổ tử cung; Biên bản tử vong giả chữ ký của bố chồng nạn nhân; 4 BS Trung Quốc không giấy phép hành nghề bỏ trốn...

Ngày 5.3.2017, chị Trần Thị Thu Tr, SN 1988, ở Quảng Ninh, thai 22 tuần đến PK 168, ở Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội (thuộc Công ty TNHH Duy Thịnh) khám. BS Trung Quốc, Trịnh Túc Vinh chỉ định điều trị, giao cho điều dưỡng Trần Thị Thủy đặt máy khí rung, liệu trình 5 phút, tuy nhiên đến khoảng phút thứ ba thì bệnh nhân khó thở rồi co giật.

BS Trịnh Túc Vinh, SN 1965, được Bộ Y tế Việt Nam cấp chứng chỉ hành nghề một lần năm 2013, chuyên khoa phụ sản và kế hoạch hóa gia đình... Tháng 9.2015, Thanh tra phát hiện BS này và BS Trung Quốc, Lưu Xuân Minh kê đơn, bán thuốc vi phạm luật khám, chữa bệnh.

Tháng 10.2015, BS Vinh đã bị đình chỉ khám chữa bệnh 9 tháng rồi được trả lại thẻ hành nghề.

Tháng 4.2013, Thanh tra y tế Hà Nội phạt PKĐK 168 hơn 38 triệu đồng; tháng 6.2013, Phòng cảnh sát môi trường, CA Hà Nội phạt PK 15.000.000đ vì không cam kết bảo vệ môi trường; tháng 7.2014, thanh tra liên ngành phát hiện số lượng lớn thiết bị y tế và 7.000 ống thuốc kháng sinh không rõ nguồn gốc; tháng 9.2015, thanh tra liên ngành phạt PK này 67.400.000đ; tước giấy phép hành nghề 6 - 12 tháng với 2 BS Trung Quốc.

Tháng 7.2016, Thanh tra lại phạt PK này 25 triệu đồng vì quảng cáo dịch vụ quá phạm vi chuyên môn cấp phép.

Tháng 11.2016, gia đình em Lê Tr. N, SN 1998, sinh viên ĐH Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp Hà Nội tố cáo BS Trung Quốc ở PK 168 chẩn đoán em viêm loét bao quy đầu nhưng chỉ định phẫu thuật, thu 16 triệu đồng. Ngày hôm sau, N đến thay băng, tiêm thuốc, lại thêm hóa đơn 8 triệu đồng. Nghi ngờ, N đến BV Bạch Mai khám, được kết luận viêm bao quy đầu bình thường, đơn thuốc chưa đến 1 triệu đồng và sau 3 ngày đã khỏi bệnh.

2. Tháng 7.2017, Thanh tra y tế Hà Nội cùng các cơ quan chức năng quận Hai Bà Trưng kiểm tra Công ty TNHH xuất nhập khẩu thiết bị y tế Trường Canh và PK Nam Khang thuộc công ty ở 193C1, Bà Triệu. Từ ngôi nhà mặt tiền, có một hành lang dẫn vào một tòa nhà 6 tầng đã làm lại toàn bộ hệ thống thông gió từ tầng 2 - 6, biến thành kho bí mật chứa số lượng lớn máy móc, thiết bị chưa qua kiểm định; vật tư y tế, thuốc... gắn nhãn chữ Trung Quốc, không có số đăng ký do Bộ Y tế cấp, không có nguồn gốc. A Bảo, người Trung Quốc quản lý kho kiêm vận chuyển, cấp phát thuốc, vật tư cho toàn PK chui này.

Một số đối tượng người nước ngoài chống đối khi đoàn thanh tra đến trước “kho thuốc” nên phải phá cửa. Để che mắt, nhân viên đã bóc hết thuốc ra khỏi vỏ, đóng sẵn vào túi nilon trước khi phát cho bệnh nhân. Vỏ thuốc được đem đến kho rác thải y tế; hộp giấy và vỏ thủy tinh được phân loại riêng và tiêu hủy vào cuối giờ hàng ngày, không vứt chung với các loại rác thải khác để tránh bị phát hiện. PK này cấp phép cho 3 BS Việt Nam, nhưng hầu hết việc khám, chữa bệnh do các BS người Trung Quốc điều hành…

Trước đây, Sở Y tế TPHCM cấp phép khám, chữa bệnh cho Công ty TNHH đầu tư y tế Đông Á với tên PKĐK, nhưng PK này lại tự đặt tên Baylor. Sau khi Thanh tra lật tẩy chiêu trò vẽ bệnh moi tiền người bệnh của các PK Trung Quốc, trong đó có PK Baylor (hoạt động ngoài phạm vi chuyên môn cho phép, thu cao hơn giá niêm yết, bị phạt 128 triệu đồng) thì ngày 16.10, PK Baylor thông báo tạm ngừng hoạt động.

Ngày 19.10, PK này báo với Sở Y tế hoạt động trở lại. Sở Y tế “ngỡ ngàng” thấy PK trưng biển hiệu mới là PKĐK Royal và dòng chữ “Hợp tác với Cục Phát triển, Bộ Quốc phòng quân đội hoàng gia C.”! Trước đó, PK Elizabeth, ở 87 - 89, Thành Thái, Q.10, bị báo chí phản ánh nhiều sai phạm thì đổi thành PK Thành Thái; tương tự, PK 575, Sư Vạn Hạnh, Q.10, trước đây là Công ty TNHH một thành viên dịch vụ y tế Năm châu đổi thành PK Thăng Long...

Tháng 4, Bộ trưởng Bộ Y tế kiểm tra PK Nguyễn Trãi, Q.1, TPHCM, thấy quảng cáo là PKĐK nhưng hầu hết là bệnh án ngoại khoa ghi chép không cụ thể. Bộ trưởng yêu cầu được xem 10 bệnh án trong ngày 26.4 nhưng đại diện PK trả lời vòng vo rồi hướng dẫn đoàn kiểm tra lên tầng sáu... PK không dùng sổ khám bệnh, hỏi đến bệnh án cũng không có.

PK này có hai BS Trung Quốc chuyên ngoại nhưng hầu hết chỉ cắt bao quy đầu, cắt trĩ; giá cắt bao quy đầu 22 - 35 triệu đồng, cao hơn 10 lần so với giá BV công; phòng xét nghiệm không có máy cũng như những dụng cụ hiện đại cần thiết.

3. Những chiêu lươn lẹo trắng trợn phổ biến của các PK này là: Kê đơn thuốc bằng tiếng Trung Quốc! Không lập bệnh án; Bệnh án viết tiếng Việt, BS ký tiếng Trung; Thực hiện kỹ thuật không theo phác đồ, không đúng quy trình; Thực hiện dịch vụ kỹ thuật không được cấp phép; Không đảm bảo cơ sở vật chất, điều kiện vệ sinh, kiểm soát nhiễm khuẩn; Niêm yết giá dịch vụ khám, chữa bệnh không đúng quy định...

Nếu bị tố giác sau khi moi tiền bệnh nhân thì đối phó bằng giải trình ngược lại rất trắng trợn, ví dụ: Phá thai quá 18 tuần tuổi (nguy hiểm) thì giải trình là bệnh nhân chuyển đi BV khác. Thu tiền cắt dây thần kinh dương vật giải trình không cắt, do thu nhầm. Bệnh nhân nói BS không khám thì PK nói có. Thanh tra y tế mời BS làm dịch vụ không được cấp phép làm việc thì nói BS đã nghỉ việc. Bệnh án ở các PK Trung Quốc đều không ghi địa chỉ bệnh nhân.

Độc chiêu nhất là khi thực hiện xong bệnh chẩn đoán ban đầu (viêm niệu đạo, lậu, sùi mào gà...), bệnh nhân đang nằm trên bàn tiểu phẫu họ mới “tư vấn” thêm, họ làm cho bệnh nhân phải ký giấy cam đoan làm thủ thuật trong tình thế như thể không chữa sẽ chết ngay trên bàn mổ! Chánh thanh tra Sở Y tế TPHCM, Bùi Minh Trạng, “thừa nhận” việc quản lý các PK Trung Quốc gặp nhiều khó khăn. “Do chúng tôi quản lý chuyên môn nên sẽ nắm người phụ trách chuyên môn, tuy nhiên, khi đến kiểm tra thì người này thường xuyên vắng mặt, đưa ra nhiều lý do”.

Sở Y tế ghi nhận các PK có yếu tố nước ngoài, đặc biệt là PK Trung Quốc bị phản ánh nhiều nhất là giá khám bệnh mập mờ và không được thông báo trước về giá. Ở Hà Nội còn có chuyện PK Trung Quốc ngừng hoạt động hoặc BS Trung Quốc thôi hành nghề (về nước, chuyển nơi khác) nhưng PK “chưa” báo cáo Sở, “chưa” trả giấy phép. Hiện nay, ở Hà Nội có khoảng 30 PK có yếu tố nước ngoài nhưng không thống kê được PK nào có BS Trung Quốc hành nghề (chui)!

Phải nói rằng, dù Tây hay Tàu, BS nếu giỏi đã không phải tha hương. Trách cho những ai đó nghĩ rằng cứ BS người nước ngoài là giỏi!

nhung con moi va nan nhan dang thuong cua phong kham co yeu to nuoc ngoai Phòng khám hơn 10 tỷ đồng “đói” bệnh nhân vì cái trạm biến áp

Với nhiều lý do phòng khám được xây dựng quy mô với kinh phí hơn 10 tỷ đồng đang hoạt động hiệu quả và buộc ...

nhung con moi va nan nhan dang thuong cua phong kham co yeu to nuoc ngoai Nhiều phòng khám nha khoa, y học cổ truyền \'chui\' tại TP HCM

Thanh tra Sở Y tế TP HCM kiểm tra đột xuất phát hiện nhiều phòng khám nha khoa, y học cổ truyền hoạt động không ...

nhung con moi va nan nhan dang thuong cua phong kham co yeu to nuoc ngoai Sở Y tế công khai 17 phòng khám Trung Quốc tại TP HCM

Sở Y tế TP HCM công khai danh mục kỹ thuật, bảng giá, số điện thoại bác sĩ phụ trách chuyên môn, điểm xếp hạng... ...

/ Lao động