Jerusalem có vai trò quan trọng đối với cả thế giới Hồi giáo và Do Thái.
Jerusalem. Ảnh: Lonely Planet
Jerusalem: Vùng đất thiêng của 3 tôn giáo
Khu Thành cổ Jerusalem là vùng đất thánh của ba tôn giáo: Do Thái, Hồi giáo, Kitô giáo với vài tỉ tín đồ trên thế giới.
Đối với người Hồi giáo, đây là địa danh thiêng liêng thứ ba với Nhà thờ Al-Aqsa có mái vòm bạc, vì theo truyền thuyết, khu vực này là nơi xa nhất mà nhà tiên tri Mohammed đã đến.
Đây cũng là vùng đất thánh của người Do Thái, nơi ngôi đền của họ đã được dựng lên. Đây là địa danh thiêng liêng nhất để người Do Thái cầu nguyện.
Vì các lý do lịch sử, quần thể Đền thờ hiện do Jordani canh giữ, nhưng mọi lối vào khu vực này bị lực lượng quân sự Israel kiểm soát. Người Do Thái được phép vào nhưng không được cầu nguyện.
Đối với cả Israel và Palestine, Jerusalem là cột mốc quốc gia và tôn giáo mang ý nghĩa sâu sắc.
Jerusalem: Thành phố của cầu nguyện và xung đột
Kế hoạch Phân chia của LHQ năm 1947 đã đề nghị tách Palestine lúc đó thành ba thực thể: một Nhà nước Do Thái, một Nhà nước Arab và Jerusalem, thành phố phi quân sự, có vị thế là một "thể tách biệt", được đặt dưới sự quản lý của LHQ.
Kế hoạch này được các nhà lãnh đạo Do Thái chấp nhận nhưng lại bị giới lãnh đạo Arab bác bỏ. Sau khi người Anh rời vùng đất và khi chiến tranh Israel-Arab lần thứ nhất kết thúc, Nhà nước Israel được thành lập năm 1948 và đặt thủ đô ở Tây Jerusalem, còn Đông Jerusalem lúc đó nằm dưới sự kiểm soát của Jordani. Tuy nhiên, sau cuộc chiến 6 ngày vào năm 1967, Israel chiếm luôn cả Đông Jerusalem và sáp nhập vào quốc gia Do Thái. Năm 1980, một đạo luật lập quy chế Jerusalem là thủ đô "vĩnh viễn và không chia cắt được" của Israel.
Chính quyền Palestine cũng muốn biến Đông Jerusalem thành thủ đô của một Nhà nước Palestine độc lập tương lai. Còn Phong trào Kháng chiến Hồi giáo (Hamas) không công nhận Nhà nước Israel và nhắc đến Jerusalem (không phân biệt Đông-Tây) là thủ đô của Nhà nước Palestine tương lai.
Từ lập trường của Mỹ đến ý định của Tổng thống Donald Trump về Jerusalem
Từ nhiều thập kỷ qua, cộng đồng quốc tế không thay đổi lập trường về quy chế của Jerusalem. LHQ không công nhận việc Israel sáp nhập Đông Jerusalem và tuyên bố đạo luật 1980 của Israel là vi phạm luật pháp quốc tế.
Năm 1995, Tổng thống Bill Clinton đã ký một sắc lệnh công nhận: "Từ 1950, Jerusalem là thủ đô của nhà nước Israel". Nghị viện Mỹ cũng thông qua Đạo luật Đại sứ quán Jerusalem. Để đạo luật này được áp dụng, sứ quán Mỹ, hiện đang ở Tel-Aviv giống như đa số các nước công nhận Nhà nước Israel, phải được chuyển đến Jerusalem. Tuy nhiên, có một điều khoản trong luật này cho phép tổng thống Mỹ đương nhiệm hoãn thời hạn áp dụng.
Cứ 6 tháng một lần, ba người tiền nhiệm Bill Clinton, George W. Bush và Barack Obama ký vào điều khoản hoãn áp dụng luật. Tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump miễn cưỡng ký vào điều khoản này lần đầu tiên vào tháng 6.2017. Cuối cùng, ngày 6.12.2017, chủ nhân Nhà Trắng công nhận Jerusalem "là thủ đô không thể chia cắt được của Nhà nước Israel".
Hàng nghìn người châu Á biểu tình phản đối quyết định của Trump về Jerusalem Hàng nghìn người Hồi giáo ở Indonesia, Malaysia hôm nay biểu tình phản đối Mỹ coi Jerusalem là thủ đô Israel bên ngoài các đại ... |
Quân đội Israel tung hỏa lực ở Dải Gaza Quân đội Israel cho biết, đã tấn công các mục tiêu ở Dải Gaza để đáp trả đạn pháo bắn về phía nước này. |
Quyết định của Trump có thể khiến Trung Đông \'đi trên lưỡi dao\' Việc Trump công nhận Jerusalem là thủ đô Israel không đóng góp gì cho hòa bình khu vực, mà chỉ làm gia tăng căng thẳng ... |