Nghiên cứu mới cho thấy Omicron có thể mang các đặc điểm sinh học khiến biến chủng này ít nguy hiểm hơn Delta - biến chủng thống trị thế giới từ mùa hè cho đến nay.

Ba nhóm nghiên cứu riêng biệt ở 2 lục địa đã phát hiện ra rằng các ca nhiễm biến chủng Omicron thường dẫn đến triệu chứng nhẹ hơn so với những biến chủng cũ. Điều này nhen nhóm hy vọng việc tỷ lệ mắc tăng vọt như hiện tại không gây ra hệ quả quá thảm khốc như giới khoa học lo ngại.

Tuy nhiên, nguy cơ nhập viện khi nhiễm Omicron giảm ở cả 3 nơi dường như chủ yếu là do khả năng miễn dịch trong cộng đồng. Nhiều người được bảo vệ khỏi bệnh nặng do từng mắc Covid-19 hoặc đã tiêm phòng.

Các nghiên cứu cho thấy biến chủng Omicron không ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng bằng Delta
Các nghiên cứu cho thấy người nhiễm biến chủng Omicron có triệu chứng nhẹ hơn so với Delta

Nghiên cứu từ Vương quốc Anh và Nam Phi xác nhận mọi người sẽ được bảo vệ khỏi bệnh nặng nếu tiêm chủng đầy đủ, sau đó nhận thêm liều tăng cường. Ngoài ra, nghiên cứu từ Nam Phi - tập trung vào sự gia tăng kể từ tháng 11 - nhận thấy nguy cơ nhập viện của ca nhiễm Omicron thấp hơn khoảng 70% so với chủng cũ.

Ở Nam Phi, các nhà nghiên cứu ước tính 70% đã mắc Covid-19 trước khi làn sóng biến chủng Omicron diễn ra, và 30% dân số được tiêm chủng đầy đủ. Họ cũng chưa thể phân biệt được giữa khả năng bảo vệ từ lần mắc trước đó và từ vaccine.

Ở Scotland, các nhà nghiên cứu đã xem xét trường hợp nhiễm Delta và Omicron trong tháng 11 và 12 để đếm số lượng bệnh nhân nhập viện của mỗi biến chủng. Họ phát hiện rằng nguy cơ nhập viện của người nhiễm Omicron giảm 2/3 so với Delta.

Các ước tính ban đầu cho thấy so với các trường hợp nhiễm biến chủng Delta, tỷ lệ cá nhân nhiễm Omicron phải nhập viện ít hơn từ 15-20%, và tỷ lệ ở lại bệnh viện từ một đêm trở lên ít hơn 40-45%.

Khẩu trang vải không có tác dụng triệt để với Omicron
Khẩu trang vải không có tác dụng triệt để với Omicron

Ở một nghiên cứu khác, tiến sỹ Leana Wen (Mỹ) khuyến cáo, khẩu trang vải không ngăn ngừa được biến thể Omicron, phải dùng khẩu trang y tế 3 lớp cho mục đích này.

Trong bối cảnh biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 rất dễ lây lan, một số chuyên gia cho rằng đã đến lúc cần xem xét lại các lựa chọn khẩu trang của bạn - đặc biệt nếu bạn vẫn đang sử dụng khẩu trang vải.

Trả lời phỏng vấn kênh CNN, Tiến sỹ Leana Wen - bác sỹ cấp cứu và là giáo sư thỉnh giảng về chính sách và quản lý y tế tại trường Đại học George Washington - cho biết:

"Khẩu trang vải chỉ đơn thuần là đồ trang trí trên khuôn mặt. Chúng không thể ngăn ngừa được biến thể Omicron. Đây là điều mà các nhà khoa học và các quan chức y tế cộng đồng đã nói tới trong nhiều tháng qua.

Chúng ta cần phải đeo ít nhất một chiếc khẩu trang phẫu thuật ba lớp, còn được gọi là khẩu trang dùng một lần, có thể tìm mua ở hầu hết các hiệu thuốc và một số cửa hàng tạp hóa và bán lẻ. Bạn có thể đeo khẩu trang vải bên ngoài, nhưng đừng chỉ đeo duy nhất loại khẩu trang vải đó".

Tiến sỹ Wen khuyên rằng: “Tốt nhất, ở những nơi đông người, bạn nên đeo khẩu trang KN95 hoặc N95".

Theo bà, những chiếc khẩu trang này ôm khít mặt hơn và được làm từ một số chất liệu nhất định - chẳng hạn như sợi polypropylene - hoạt động như các hàng rào cơ học và tĩnh điện, giúp ngăn chặn tốt hơn các hạt nhỏ lọt vào mũi hoặc miệng của người dùng, trong khi người đó vẫn có thể hô hấp hay nói chuyện bình thường.

Trong những tháng đầu tiên bùng phát đại dịch COVID-19, các chuyên gia y tế không khuyến khích người dân mua khẩu trang N95, do các cơ sở y tế phải đối mặt với tình trạng thiếu thiết bị bảo hộ cá nhân.

Tuy nhiên theo đánh giá của Tiến sỹ Wen, ở thời điểm này, nguồn cung khẩu trang N95 đã không còn là vấn đề lớn.

Hướng dẫn gần đây nhất của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ về việc lựa chọn, đeo - vệ sinh và bảo quản khẩu trang đúng cách lại khuyến cáo mọi người nên tránh dùng khẩu trang N95, mà thay vào đó là khẩu trang có hai hoặc nhiều lớp vải có thể giặt được và thoáng khí.

Tuy nhiên, bà Wen cho rằng đây là "một sai lầm." Bà đồng thời cũng chỉ ra rằng nhiều quốc gia khác, như Đức và Áo, đã "thay đổi các tiêu chuẩn của họ", theo đó yêu cầu sử dụng “khẩu trang phẫu thuật ở một số môi trường nhất định".

Theo các chuyên gia y tế Mỹ, khẩu trang phòng độc N95 có thể lọc tới 95% các hạt trong không khí. Khẩu trang phẫu thuật hoặc khẩu trang dùng một lần kém hiệu quả hơn khẩu trang N95 khoảng 5% đến 10%.

Phóng viên (t/h)

https://nghenghiepcuocsong.vn/nhung-nghien-cuu-moi-nhat-ve-doc-luc-va-kha-nang-lay-lan-cua-bien-chung-omicron/?fbclid=IwAR0uedpVnACxjkIWXYjm1hQlxNLfeIkqI8cJyxNAaV6CRABaOvhq1qWYgqA

Kinh tế châu Âu tiêu điều vì biến chủng Omicron Kinh tế châu Âu tiêu điều vì biến chủng Omicron
Chủng Omicron càn quét, loạt nước châu Âu lập kỷ lục ca mắc COVID-19 mới Chủng Omicron càn quét, loạt nước châu Âu lập kỷ lục ca mắc COVID-19 mới
Giữa sóng Omicron, dịch ở Nhật Bản vẫn suy giảm tới mức không thể lý giải Giữa sóng Omicron, dịch ở Nhật Bản vẫn suy giảm tới mức không thể lý giải

/ Nghề nghiệp & Cuộc sống