Những viên đá gan gà được cha ông đưa từ trên núi xuống để xây hộ thành hào kinh thành Huế, đến nay nó không phải là những phiến đá vô tri. Bởi vì nó chứa đựng ngôn ngữ của quá khứ, hơi thở của thời gian và hồn vía của người xưa.

nhung vien da gan ga la mot phan hon cua kinh thanh hue

Những viên đá gan gà được cha ông đưa từ trên núi xuống để xây hộ thành hào kinh thành Huế, đến nay nó không phải là những phiến đá vô tri. Bởi vì nó chứa đựng ngôn ngữ của quá khứ, hơi thở của thời gian và hồn vía của người xưa.

Người ta dùng xe cuốc để đào bờ kè hộ thành hào, đào luôn cả những lớp đá gan gà và thay thế bằng những mảng đá mới.

Đây là hạng mục tu bổ, tôn tạo thành hào thuộc dự án Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống kinh thành Huế.

Di tích theo thời gian, bị biến đổi qua những biến đổi của khí hậu, của thời tiết, của chính những phiến đá bị bào mòn. Di tích hư hao thì cần phải bảo tồn, gia cố. Nhưng bảo tồn như thế nào để vẫn giữ được di tích, đó là trách nhiệm của những người thực hiện.

Những viên đá gan gà được cha ông đưa từ trên núi xuống để xây hộ thành hào kinh thành Huế, đến nay nó không phải là những phiến đá vô tri. Bởi vì nó chứa đựng ngôn ngữ của quá khứ, hơi thở của thời gian và hồn vía của người xưa. Cùng với hình hài vật thể, còn là câu chuyện của những nghệ nhân tài hoa xếp đá không chất kết dính. Đó chính là sự ẩn giấu văn hóa phi vật thể ở bên trong.

Không còn những bờ kè đá gan gà, là thủ tiêu quá khứ, là xóa đi những hiện thực và vốn liếng văn hóa đúng ra phải dùng trí tuệ và tình yêu để giữ vẹn nguyên.

Du khách đến tham quan kinh thành Huế để ngắm nhìn, để chiêm ngưỡng những hiện vật xa xưa, cùng những giai thoại chuyên chở theo thời gian và lịch sử. Du khách đến hộ thành hào để tận mắt nhìn những viên đá gan gà của gần hai thế kỷ trước và hình dung những bàn tay khéo léo của những người thợ xếp đặt thành bờ hào mà không cần vữa kết dính.

Du khách không đến kinh thành Huế, nhìn hộ thành hào với bê tông cốt thép, những thứ ở nơi đâu cũng có, đã làm cho con người quá ư mệt mỏi.

Hãy dừng lại ngay cách bảo tồn gây nguy hại cho di tích. Phải lắng nghe sự góp ý chân thành và có trách nhiệm của cộng đồng. Dù gia cố bằng cách gì, sử dụng công nghệ hiện đại trong xây dựng để tăng cường chất lượng bảo vệ công trình và di sản là cần thiết, nhưng dứt khoát phải đảm bảo không xóa mờ dấu tích cũ.

Phải tìm ra cách bảo tồn khoa học nhất, đạt được hai mục đích, một là không để hộ thành hào tiếp tục xuống cấp, hư hại, có thể ảnh hưởng đến hoàng thành. Thứ hai, bảo tồn có nghĩa là giữ được di tích, không phải đập bỏ xây lại cái mới. Nếu công trình nào cũng bảo tồn theo kiểu phá cái cũ để xây lại thì liệu có còn là di tích nữa không?

Muốn trùng tu di tích, trước hết cần “trùng tu” trái tim của con người, để không chai sạn trước di tích - lịch sử và để có thái độ ứng xử lễ độ với di sản.

nhung vien da gan ga la mot phan hon cua kinh thanh hue Sẽ di dời 4.200 hộ dân trong khu ổ chuột "treo" trên di sản văn hoá thế giới ở Huế

Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế thuộc quần thể di tích Cố đô ...

nhung vien da gan ga la mot phan hon cua kinh thanh hue Kinh thành Huế bị ngập sâu, người dân trắng đêm canh lũ

"Năm nay lũ không lớn như năm 1999 nhưng nước lên nhanh hơn, giờ chúng tôi phải chống đói bằng mì tôm, cơm nguội chan ...

/ https://laodong.vn