Chẳng có gì ngạc nhiên khi nhiều phụ huynh trở nên sợ thậm chí ám ảnh với mấy từ thực nghiệm, thử nghiệm trong chương trình học của con mình. Có ai muốn con em mình bất đắc dĩ trở thành \"chuột bạch\" chứ?!

Những ngày qua, sau khi đoạn clip ghi lại cảnh cô giáo hướng dẫn phụ huynh cách dạy con lớp 1 đánh vần từng âm tiết với những cách rất lạ theo sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục được đăng tải, rất nhiều phụ huynh đã trở nên hoang mang, nhất là những người có con sắp vào lớp 1.

Người than phiền không hiểu cách ghép vần, kẻ lại trăn trở ý nghĩa của lối ghép lạ lẫm kia. Họ mò mẫm tìm hiểu, trao đổi, lập nhóm thảo luận rất hăng say nhưng cuối cùng đa phần đều bó tay… khi phải đối mặt với việc dạy con.

noi am anh mang ten thu nghiem

Sách Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại. Ảnh internet

“Hà cớ gì mà giờ không thể hiểu được con đang đánh vần ngôn ngữ mình đang nói”, “Nhọc, đến tiếng mẹ đẻ mà giờ mình cũng không thể dạy nổi con”, “Mục tiêu cuối cùng vẫn là biết đọc biết viết, chứ có phải mục tiêu là đánh vần đâu, bầy vẽ gì vậy”… Những lời than thở như thế này không chỉ ngập tràn khắp mạng xã hội. Giờ đánh vần theo sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục cũng chính là chủ đề hot trong câu chuyện hàng ngày của rất nhiều người, dù có con vào lớp 1 hay không.

Dù cũng có những ý kiến ngợi ca phương pháp trong chương trình thử nghiệm này, rằng ngôn ngữ có sự phát triển chứ không nên đóng băng vĩnh cửu nhưng nhiều phụ huynh vẫn không thể thấy yên lòng, thậm chí rất bức xúc là đằng khác. Và điều này xem ra cũng không phải không có lý do.

Đành rằng giáo dục luôn phải hướng tới những phương pháp tối ưu, cải tiến để có được hiệu quả tốt nhất cho người học. Và thử nghiệm là điều cần thiết cho quá trình hoàn thiện đó. Tuy nhiên, một thực tế là chương trình giáo dục của chúng ta thay đổi quá nhiều, người ta rầm rộ hô hào thực hiện, mong ngóng để rồi cuối cùng nhận về lại là sự thừa nhận sai lầm.

Đã từng có những bộ sách cho học sinh chuyên ban chỉ tồn tại sau vài năm thử nghiệm vì nhận thấy những “bất ổn” sau đó. Đã từng có những mô hình lớp chuyên, lớp chọn vốn được đề cao một thời phải dẹp bỏ vì sai lầm khiến học sinh học lệch. Cũng có biết bao thử nghiệm khác mãi mãi đi vào dĩ vãng chỉ vì sau quãng thời gian thử nghiệm chợt nhận ra bất ổn. Sai thì sửa. Tuy nhiên, sau mỗi lời thừa nhận sai lầm nhẹ tênh của những người làm giáo dục là biết bao những thiệt thòi, tổn thất khó có thể đo lường mà bao đứa trẻ phải mang.

Vì lẽ đó nên chẳng có gì ngạc nhiên khi phụ huynh trở nên sợ thậm chí ám ảnh với mấy từ thực nghiệm, thử nghiệm thời gian gần đây. Con em mình có ai muốn bất đắc dĩ trở thành các chuột bạch chứ?!

Sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục đã được đưa vào thử nghiệm nhiều năm nay nhưng kết quả thực nghiệm thế nào dường như vẫn còn là điều chưa được chỉ rõ. Phải chăng đã đến lúc nhóm soạn thảo sách, ngành giáo dục cần nghiên cứu, lấy ý kiến và công khai kết quả của đợt thực nghiệm; Đánh giá nên hay không tiếp tục mở rộng loại sách này. Có như vậy, các phụ huynh mới có thể bớt hoang mang.

Và thay vì mỗi năm, vài ba năm, mỗi nhiệm kỳ, những người đứng đầu ngành giáo dục nghiên cứu và đưa ra những cải tiến, phương pháp mới thì hãy chấp nhận "đi chậm" nhưng chắc để giải quyết một cách triệt để những vấn đề tồn tại bao năm qua trong ngành giáo dục. Có như vậy những lo lắng, ám ảnh của các phụ huynh có con trong độ tuổi đến trường mới thôi không còn nữa.

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

noi am anh mang ten thu nghiem Sách công nghệ giáo dục thí điểm 40 năm vẫn chưa là SGK chính thức

Nhiều địa phương trên cả nước hiện vẫn đang sử dụng cuốn sách Công nghệ giáo dục mà thời gian gần đây nhiều phụ huynh ...

noi am anh mang ten thu nghiem Đại biểu Quốc hội: Xóa độc quyền để có thị trường SGK lành mạnh

Thị trường SGK từ năm sau sẽ lành mạnh, phong phú hơn so với thị trường hiện nay, đây cũng là điều mà cả xã ...

noi am anh mang ten thu nghiem Góp ý chương trình, SGK mới: Ban soạn thảo đã tiếp thu những gì?

GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết Ban soạn thảo chương trình đã nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các tổ chức, cá ...

/ nguoiduatin.vn