Chính phủ Mỹ đã công bố các biện pháp trừng phạt được coi là lớn chưa từng thấy nhằm vào Triều Tiên.
Thêm dầu vào lửa
Theo AP ngày 23/2, Chính phủ Mỹ đã công bố các biện pháp trừng phạt được coi là lớn chưa từng thấy nhằm vào Triều Tiên để buộc nước này từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo.
Mục tiêu của lần cấm vận này là 56 công ty vận tải, tàu chở hàng và cơ sở kinh doanh có liên hệ với Bình Nhưỡng.
Gói trừng phạt trên được đưa ra trong bối cảnh ông Kim Yong Chol, Phó chủ tịch Uỷ ban Trung ương thuộc đảng Lao động Triều Tiên lưu lại Hàn Quốc 3 ngày với tư cách Trưởng phái đoàn Triều Tiên dự lễ bế mạc Olympics mùa đông.
Dường như Mỹ muốn đổ thêm dầu vào lửa trong mối quan hệ vốn luôn căng thẳng giữa Hàn Quốc và Triều Tiên.
Khi mà Triều Tiên mở lòng cử hai nhân vật tầm cỡ (Em gái ông Kim Jong-un và ông Kim Yong Chol) tới Hàn Quốc theo dõi sự kiện Thế vận hội Mùa đông 2018, thậm chí còn mời Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In tới thăm Bình Nhưỡng "lúc nào đó trong năm nay" thì Washington lại hạ lệnh trừng phạt.
Ivanka Trump tới Seoul
Không những thế, để làm lu mờ sự xuất hiện bất ngờ của Kim Jo-yong tại Hàn Quốc, Ivanka Trump đã đặt chân tới Seoul gặp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại Nhà Xanh nhằm thu hút sự chú ý của truyền thông.
Mọi nỗ lực hàn gắn mỗi quan hệ giữa hai nước của Hàn Quốc và Triều Tiên dường như đều gặp phải những trở ngại nhất định, cho dù Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence trong một cuộc phỏng vấn tiết lộ rằng Washington có thể tính tới khả năng tham gia vào cuộc đàm phán cùng với 2 miền bán đảo Triều Tiên.
Trên chuyên cơ Air Force Two trở về Mỹ sau chuyến công du châu Á, ông Pence ngày 11/2 cho biết, Washington và Seoul đã đồng thuận về việc sẽ đối thoại với Bình Nhưỡng, ban đầu là với Hàn Quốc, sau có thể tiến tới đối thoại trực tiếp với Mỹ.
Ông Mike Pence cho biết, một mặt Mỹ vẫn sẽ kiên quyết với chính sách gây áp lực tối đa lên Bình Nhưỡng, mặt khác bỏ ngỏ khả năng đối thoại giữa 2 bên.
\'\'Vấn đề là căng thẳng sẽ không \'\'giảm nhiệt\'\' chừng nào Triều Tiên có động thái cho đồng minh thấy họ nỗ lực trong vấn đề phi hạt nhân hóa. Vì vậy Mỹ sẽ tiếp tục và tăng cường chiến dịch áp lực tối đa. Nhưng nếu Triều Tiên muốn đối thoại, chúng ta sẽ đối thoại\'\', ông Pence chia sẻ.
Nội bộ lục đục
Thái độ trái ngược của Mỹ cũng phần nào tác động đến nội bộ chính trường Hàn Quốc. Khoảng 70 nghị sĩ đảng Tự do Hàn Quốc (LKP, tên cũ là đảng Saenuri), đảng đối lập chính ở nước này, tổ chức tuần hành lớn trước Dinh Tổng thống để phản đối việc Seoul tiếp đón ông Kim Yong Chol.
Ông Kim đến Hàn Quốc vào cuối tuần này để dự lễ bế mạc Olympics mùa đông vào tối 25/2. Sau đó ông sẽ hội kiến Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In vào sáng 26/2.
So với hai đời chính quyền trước của Hàn Quốc thì chính phủ của Tổng thống Moon Jae In chủ trương cải thiện quan hệ với Triều Tiên. Quan hệ giữa hai miền bán đảo Triều Tiên gần đây đã có dấu hiệu khởi sắc với những tín hiệu tích cực từ hai phía.
Ông Kim Yong Chol sẽ lưu lại Hàn Quốc 3 ngày với tư cách trưởng phái đoàn Triều Tiên dự lễ bế mạc Olympics mùa đông.
Các chính sách hiện nay của Seoul đối với Bình Nhưỡng được cho là mềm mỏng hơn và hướng tới thúc đẩy nối lại đối thoại. Do vậy, việc Seoul đồng ý đón tiếp ông Kim Yong Chol vấp phải sự phản đối gay gắt của phe đối lập.
Bộ Thống nhất Hàn Quốc khẳng định Kim Yong Chol chính là \'\'người thích hợp nhất\'\' cho các cuộc đối thoại liên Triều về phi hạt nhân hoá.
Để trấn an bức xúc của một bộ phận dư luận, ông Moon khẳng định các cuộc đối thoại về phi hạt nhân hoá và cải thiện quan hệ vẫn là hai vấn đề tách bạch.
\'\'Hàn Quốc khẳng định chắc chắn rằng sẽ không bao giờ công nhận Triều Tiên là nhà nước hạt nhân\'\', thông cáo của Nhà Xanh dẫn lời Tổng thống Moon.
Tổng thống Putin "ra tay" giữa căng thẳng Israel-Syria-Iran Sau các cuộc không kích của Israel vào Syria, Tổng thống Nga Vladimir Putin thúc giục Thủ tướng Benjamin Netanyahu tránh mọi hành động có ... |
Iran chỉ trích Mỹ \'thêm dầu vào lửa\' ở Trung Đông Tổng thống Iran cho rằng ông chủ Nhà Trắng đã có một quyết định "không chính xác" khi công nhận Jerusalem là thủ đô Israel. |