Dải đất ven biển tiếp nối từ khu kinh tế Chu Lai (Quảng Nam) qua các xã biển thuộc huyện Bình Châu (Quảng Ngãi) là nơi mà FLC dự kiến triển khai dự án du lịch và đô thị có vị trí chiến lược về quốc phòng, đặc biệt là với an ninh biển đảo. Bởi không chỉ bờ biển nơi đây gần nhất với Lý Sơn, Hoàng Sa mà ngư dân ở đây đã bám biển, giữ đảo, từ thuở xác lập chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa cho đến nay...
Một phần biển đảo tiền tiêu Lý Sơn cũng sẽ được giao cho FLC làm du lịch khi chưa có tham vấn cộng đồng
Mũi Ba Làng An - một trong những vùng biển mà FLC chọn để đặt quần thể dự án du lịch - khu đô thị FLC Quảng Ngãi - vốn là vùng đất tiếp giáp với các làng có tên An, gồm An Hải, An Vĩnh, An Kỳ.
Ba Làng An nổi tiếng cả thế giới, có tên trên bản đồ hàng hải của nhiều quốc gia. Cái tên Cape Batangan (mũi Ba Tân Gân) tức Ba Làng An (thuộc địa phận thôn Phú Quý, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) lại được nhắc đến, như xác định vị trí đáng chú ý trên bản đồ. Ba Tân Gân được gọi tên từ thời Pháp thuộc. Nhưng, với người dân xứ Quảng, mà đặc biệt là người dân Bình Châu, Tịnh Kỳ, họ vẫn gọi bằng cái tên thân thương: Ba Làng An.
Nơi đây được biết đến bởi có những ngư phủ tham gia những suất binh phu đầu tiên dong buồm ra khơi, khai thác hải sản, xác lập chủ quyền trên quần đảo thiêng liêng Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam theo lệnh các đời vua chúa nhà Nguyễn từ thời phong kiến. Nơi mà ngư dân đã đã vượt biển ra định cư, mang theo cả tên làng để đặt tên thành xã An Vĩnh, An Hải, An Bình… ở huyện đảo Lý Sơn bây giờ. Mũi Ba Làng An chỉ cách đảo tiền tiêu Lý Sơn 12 hải lý, cách Hoàng Sa 135 hải lý (trong khi Hoàng Sa cách Hải Nam, TQ đến 230 hải lý).
Vùng biển, vùng lãnh hải này vẫn đang là vùng đất quan trọng trong chiến lược phòng thủ an ninh quốc phòng. Nơi mà mỗi ngày, hàng ngàn ngư dân Quảng Ngãi vẫn bám biển, vươn khơi làm ăn, góp phần giữ gìn chủ quyền biển đảo đối với Hoàng Sa, Trường Sa. Thế nhưng, ông Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng đã vội vàng thúc hối cả bộ máy chính trị của địa phương thần tốc tạo điều kiện cho FLC triển khai dự án, động thổ khởi công vào ngày 19.5 tới mà chưa nghiên cứu kỹ đến sinh cảnh sống của ngư dân vùng biển có truyền thống bám biển, giữ đảo lâu đời như Bình Châu, như huyện đảo Lý Sơn.
Sắp xếp lại dân cư, đặc biệt là giữ cho được những làng chài với điều kiện thuận lợi nhất để ngư dân Bình Châu, Lý Sơn tiếp tục vươn khơi, bám biển làm ăn, góp phần giữ gìn chủ quyền biển đảo là công việc hết sức quan trọng khi triển khai dự án ở vùng biển nay. Cho đến thời điểm này, chính quyền Quảng Ngãi chưa có sự chuẩn bị đầy đủ để cho FLC triển khai dự án, khởi công vào giữa tháng 5 tới.
Trong khi, tại Đà Nẵng, hàng loạt các bộ cao cấp bị khởi tố, bị kỷ luật vì liên quan đến dự án khu đô thị Đa Phước vì chưa thực hiện đầy đủ các bước thủ tục đầu tư mà đã triển khai; hàng loạt địa phương như Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Thuận, Ninh Thuận... đang phải đương đầu với vấn nạn bị các dự án rào đường xuống biển của dân thì Quảng Ngãi lại vội vàng triển khai một dự án ven biển có nguy cơ lặp lại vết xe đổ này.
Vì sao phải dời đồn biên phòng để FLC đầu tư quần thể du lịch? Các chuyên gia lo ngại trước việc Quảng Ngãi đề nghị dời đồn biên phòng để FLC xây quần thể du lịch; cho phép nhà ... |
Vụ dời Đồn Biên phòng làm khu nghỉ dưỡng: Bộ Quốc phòng đồng ý mới thực hiện Đó là khẳng định của ông Trần Ngọc Căng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, xung quanh đề nghị di dời Đồn Biên phòng Bình ... |
Quảng Ngãi đề nghị dời Đồn Biên phòng để làm quần thể du lịch Quảng Ngãi đề nghị cơ quan chức năng điều chỉnh vị trí xây Đồn Biên phòng Bình Hải về phía tây đường Bắc Nam Vạn ... |