Hầu hết nạn nhân bị lạm dụng tình dục ở Nhật Bản đều không dám tố cáo, phần vì yếu tố văn hóa, phong tục, phần vì những thiếu sót trong luật pháp.
Câu chuyện của Shiori Ito
Rời Mỹ trở về Nhật Bản, cô phóng viên trẻ đầy nhiệt huyết Shiori Ito cảm thấy cơ hội trong mơ đang tới khi một nhà báo nổi tiếng quan tâm đến công việc của cô và mời Ito ăn tối.
Lời mời được đưa ra trong khi cả 2 đều ở Mỹ, nhưng phải cho đến khi 2 người đã trở về Tokyo họ mới đi ăn với nhau. Theo lời Ito kể lại, họ đã đi ăn sushi và vào một thời điểm nào đó, cô đi vào nhà vệ sinh. Đó sẽ là điều cuối cùng cô nhớ từ nhà hàng hôm đó.
"Điều cuối cùng tôi nhớ là đang ở trong phòng tắm. Tôi thức dậy với cơn đau dữ dội...", cô kể lại với CNN. "Tôi không có ký ức gì về cách tôi đến đó, tại sao, và tôi chưa bao giờ bị mất trí nhớ như vậy. Đúng thế, anh ta đang hãm hiếp tôi".
| |
Ito nói với CNN về ký ức kinh hoàng của mình. Ảnh: CNN |
Kẻ tấn công đã phủ nhận mọi cáo buộc. Ito nói rằng các công tố viên kết luận vụ kiện thiếu bằng chứng, mặc dù có những cảnh quay camera an ninh cho thấy cô bị kéo khỏi một chiếc taxi đến khách sạn. Nhân chứng nói rằng khi đó cô bất tỉnh và mẫu ADN từ quần lót của cô phù hợp với kẻ bị cáo buộc tấn công.
Khi được hỏi về trường hợp của Ito, văn phòng công tố viên nói với CNN rằng họ không thể đưa ra bình luận về các trường hợp cá nhân.
Phong trào #MeToo
Câu chuyện của Ito không phải là một trường hợp đặc biệt ở đất nước Nhật Bản, vốn được biết đến với những quan điểm bảo thủ - một nền văn hóa nơi sự riêng tư được tôn trọng và mọi người được khuyến khích sống như vậy.
Tuy nhiên, quan điểm đạo đức trong xã hội đang thay đổi, và nhiều phong trào như #MeToo đã được tổ chức ở Mỹ, Hàn Quốc. Văn hóa của sự im lặng ở Nhật Bản cũng đang bị sứt mẻ, mặc dù rất chậm. Gần đây nhất, 2 nhân vật chính trị cấp cao đã bị buộc phải từ chức vì những hành vi tình dục sai trái.
Ông Junichi Fukuda, Thứ trưởng Bộ Tài chính bị cáo buộc quấy rối tình dục một phóng viên, trong khi người kia, Ryuichi Yoneyama - Thống đốc tỉnh Niigata, tuyên bố từ chức sau khi bị cáo buộc ông trả tiền để đổi lấy tình dục.
Trong một cuộc khảo sát năm 2016 được thực hiện bởi Viện Lao động Nhật Bản, gần 34,7% người cho biết họ từng bị quấy rối tình dục, nhưng hơn 60% trong số đó “cố gắng chịu đựng”.
| |
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản phải từ chức vì cáo buộc lạm dụng tình dục. Ảnh: CNN |
Phản ứng xã hội
Không giống như phần lớn các nạn nhân bị tấn công tình dục trong nước, Ito đã công khai lời buộc tội của cô, nói với đất nước và thế giới về vụ hãm hiếp của chính bản thân mình.
Đã 1 năm kể từ khi cô ấy nói trước một cuộc họp báo rằng cô cảm thấy tiếng nói của mình "nhỏ bé" và khó khăn như thế nào. Cuối cùng, Ito cho biết các hệ thống Nhật Bản phải điều tra về cáo buộc lạm dụng tình dục và tiến hành truy tố đều đã thất bại.
Trong khi phụ nữ ở Mỹ và trên khắp thế giới tìm thấy tiếng nói của họ và can đảm để lên tiếng về quấy rối tình dục cũng như hãm hiếp, phong trào #MeToo không bao giờ cất cánh ở Nhật Bản. Thay vào đó, Ito nhận được những lời đe dọa, sự phản ứng dữ dội trên phương tiện truyền thông xã hội.
Trên thực tế, tỷ lệ hiếp dâm của Nhật Bản thấp ở mức đáng kinh ngạc – tỷ lệ chưa đến 1/100.000 người, trái ngược với gần 37/100.000 ở Mỹ và hơn 51/100.000 người ở Anh, theo số liệu năm 2014 từ Thống kê của UNODC.
Nhưng các số liệu này ngược hoàn toàn với thực tế bởi chỉ 4% số nạn nhân dám trình báo cảnh sát, theo văn phòng nội các của chính quyền trung ương. Do đó, con số thực tế có thể cao hơn rất nhiều.
Kỳ thị xấu hổ
Lý do mà phần lớn các vụ hãm hiếp không được báo cáo là vì ở Nhật Bản, người ta sống trong một xã hội bảo thủ, nam quyền nên tấn công tình dục là một sự kỳ thị nặng nề và phụ nữ thường cảm thấy xấu hổ sau khi bị tấn công.
| |
Ito không thể giành được công lý cho mình, bị kỳ thị và phải rời khỏi đất nước. Ảnh: Politico |
Luật sư nhân quyền Kazuko Ito - không liên quan gì đến Shiori Ito - nói rằng việc im lặng của các nạn nhân là quá phổ biến. Cô nói với CNN rằng gần đây cô đã gặp một nạn nhân bị cưỡng hiếp tuổi vị thành niên. Ngay sau khi bị tấn công, cô gái trẻ đã báo cáo với cảnh sát, và cũng nói với bạn trai của mình.
Không có sự đồng ý của anh ta, cô đã đi ra ngoài với một người con trai khác và uống rượu, sau đó cô bị hãm hiếp. Người bạn trai cho rằng đó là lỗi của cô gái và anh ta chia tay với cô ấy.
Trở ngại pháp lý
Các nạn nhân hãm hiếp ở Nhật Bản không chỉ phải đối mặt với một nền văn hóa kỳ thị mà còn gặp phải những trở ngại thực tế về vấn đề pháp lý nếu họ muốn công lý, các nhà phê bình cho biết.
Theo luật pháp Nhật Bản, công tố viên phải có chứng minh được rằng vụ tấn công tình dục là kết quả của bạo lực hoặc ép buộc. Shiori Ito nói rằng hệ thống luật pháp như vậy có rất nhiều lỗ hổng. Sau khi khai báo vụ việc, cô nói rằng mình đã phải trải qua cảm giác vô cùng nhục nhã.
"Tôi phải nằm trên sàn, có 3 trong số 4 nhà điều tra nam với máy quay, và họ đặt con búp bê lên tôi và di chuyển nó để chụp ảnh. Đó là sự nhục nhã nhất mà tôi phải chịu đựng trong cuộc điều tra".
Theo Ito, đó là một trong những lý do lớn nhất khiến những nạn nhân bị hãm hiếp quyết định không báo cảnh sát.
Ito cho biết thử thách của cô tiếp tục khi hệ thống y tế và trung tâm giải quyết khủng hoảng cưỡng hiếp đặt các yêu cầu nghiêm trọng, chẳng hạn như đề nghị cô phải đi xa, ở trong trạng thái bị thương của cô để phỏng vấn.
Ngoài ra, cảnh sát Nhật Bản cũng không khuyến khích các nạn nhân báo cáo các trường hợp tấn công tình dục. "Họ nói với tôi rằng tôi sẽ không thể có được một cuộc sống như tôi muốn có ở Nhật Bản nếu tôi khởi kiện". Cảnh sát Tokyo sau đó nói với CNN rằng "không thể tiết lộ chi tiết những gì đã giao tiếp với nạn nhân".
Không thể chịu đựng nổi những lời đe dọa, những từ ngữ nhục mạ trên phương tiện truyền thông xã hội, cuối cùng Ito đã rời khỏi Nhật Bản, từ bỏ ước mơ làm việc ở quê nhà với tư cách một nhà báo.
Chính phủ Nhật Bản cho biết họ đang làm những gì có thể để khắc phục những bất công. Luật cưỡng hiếp của đất nước đã được thay đổi vào năm 2017 - lần đầu tiên trong hơn 1 thế kỷ qua, tăng án tối thiểu cho kẻ hãm hiếp lên 5 năm tù.
Các trung tâm hỗ trợ trên khắp đất nước cũng được mở ra, nơi nạn nhân của bạo lực tình dục có thể dễ dàng tìm kiếm sự giúp đỡ, cũng như cố gắng nâng cao nhận thức về vấn đề này. Tuy nhiên, đối với các nạn nhân, đây chỉ là những bước chuyển biến đầu tiên hướng tới việc tạo ra một xã hội văn minh, nơi họ có thể cảm thấy an toàn và được tôn trọng.
Shiori Ito nói rằng một ngày nào đó cô ấy có thể trở lại, nhưng hiện tại cô không tin rằng Nhật Bản đã sẵn sàng cho phong trào #MeToo.
PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo CNN)
Đối mặt điều tra vì cáo buộc lạm dụng tình dục Biên kịch, đạo diễn, nhà làm phim lừng danh của Ý Fausto Brizzi, người được xem như "Harvey Weinstein Ý", bị điều tra vì cáo ... |
Hà Nội: Điều tra vụ bé trai 13 tuổi tố bị ép dùng ma túy và lạm dụng tình dục Phòng Cảnh sát hình sự (PC45) Công an TP.Hà Nội đang điều tra vụ việc một bé trai 13 tuổi tố bị kẻ xấu ép ... |
‘Lạm dụng tình dục là mặt trái của chân dài - đại gia\' Cựu người mẫu Thúy Hằng khẳng định trong showbiz, người đẹp thường đố kỵ lẫn nhau, mong muốn hơn người nên thường tìm cho mình ... |
Lật mặt kẻ dùng tiền để sống chung với 12 bé gái hàng xóm Hàng xóm của một người đàn ông Mỹ báo cảnh sát sau khi bà nhìn thấy hai bé gái chơi bên ngoài nhà hắn trông ... |
Oscar bị la ó vì trao giải cho ngôi sao bóng rổ từng dính scandal sex Việc siêu sao bóng rổ Kobe Bryant, người từng bị tố cáo hiếp dâm vào năm 2013, tượng vàng Oscar Phim hoạt hình ngắn xuất ... |