Doanh nghiệp Việt có thể đáp ứng được yêu cầu về sản xuất, chất lượng sản phẩm nhưng hiệu quả kinh tế không cao vì quy mô không đủ lớn.

Trong nhiều năm qua, sự yếu kém của doanh nghiệp nội địa trong chuỗi cung ứng toàn cầu đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Thế nhưng, trong phát biểu tại một hội nghị về công nghiệp hỗ trợ tổ chức hồi cuối tháng 12/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cho biết, năng lực sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước đã có nhiều cải thiện, đáp ứng một bước tiến trình nội địa hóa của các ngành sản xuất, trong đó riêng ngành dệt may, da giầy đã đáp ứng được 40-45%.

Chia sẻ với Đất Việt, các chuyên gia đều khẳng định, công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may đã có những bước chuyển đáng mừng.

Theo ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may thêu đan TP.HCM, có được sự cải thiện của công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may là nhờ chính sách cổ vũ, khuyến khích công nghiệp hỗ trợ của Nhà nước. Ngay TP.HCM cũng có những chính sách rất tích cực thúc đẩy lĩnh vực này.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã có sự chuẩn bị cho các hiệp định thương mại tự do, vì lẽ đó ngay cả khi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) bị tạm ngưng, các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài vẫn rất quan tâm, tích cực đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may phát triển.

noi dia hoa det may gan 50 con su that chua vui

Công nghiệp phụ trợ ngành dệt may đã có nhiều bước tiến. Ảnh minh họa

Ông dẫn chứng, mới đây có công ty TNHH hóa chất Hùng Xương (văn phòng đặt tại TP.HCM) đã đạt được chứng nhận Bluesign - bộ tiêu chuẩn chứng nhận châu Âu mang lại sự thân thiện với môi trường trong sản phẩm, an toàn lao động trong môi trường làm việc và được đánh giá là giải pháp cho sản xuất bền vững, để từ đó có thể cung cấp các sản phẩm cho ngành dệt, nhuộm, phục vụ sản xuất.

Cũng cho ý kiến về vấn đề này, PGS.TS Phạm Tất Thắng, nghiên cứu viên cao cấp Bộ Công thương cho hay, Việt Nam có chủ trương phát triển công nghiệp hỗ trợ từ lâu nhưng tiến triển rất chậm. Trong hai năm trở lại đây, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, công nghiệp hỗ trợ nói chung và công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may nói riêng đã có những biến chuyển đáng mừng.

Nếu trước đây, ngành dệt may Việt Nam phải nhập tới hơn 80% nguyên, phụ liệu thì nay đã tự túc được 30-40%.

Để làm được điều đó, Việt Nam căn cứ vào các thỏa thuận FTA để đầu tư cho công nghiệp hỗ trợ.

Chẳng hạn, CPTPP tính xuất xứ hàng hóa từ sợi, Việt Nam đã đầu tư vào sợi để có lượng sợi cung cấp cho ngành dệt may. Hay căn cứ vào Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU có quy tắc xuất xứ tính từ vải, Việt Nam đã đầu tư vào vải và đến nay không những chúng ta có thể cung cấp được đủ lượng vải theo nhu cầu mà còn có thể xuất khẩu.

"Tuy nhiên, đó là về mặt lượng, còn về cơ cấu thì chưa được. Đối với các loại vải cấp cao, loại vải đặc thù phục vụ cho các đơn hàng giá trị cao, Việt Nam chưa có được loại vải theo yêu cầu nên đến nay vẫn phải nhập.

Trong khi đó, triển khai theo yêu cầu của CPTPP về nguồn gốc xuất xứ là tính từ sợi, hiện Việt Nam đang tiếp tục đầu tư vào công nghiệp sợi hoàn tất, nhuộm. Nhưng khó khăn là sự phối hợp giữa các doanh nghiệp, bộ, ngành, địa phương để triển khai công nghiệp sợi ở một số địa phương chưa đồng bộ. Do vấp phải yêu cầu đảm bảo môi trường nên nhiều địa phương hiện đang từ chối, không muốn nhận công nghiệp sợi hoàn tất", PGS.TS Phạm Tất Thắng chỉ rõ

Vị chuyên gia cũng chỉ ra một điểm khác mà công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may đến nay chưa làm được.

Theo đó, công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may còn có nhánh phụ trợ cho ngành may. Ở nhánh này, có hàng nghìn sản phẩm khác nhau và tùy theo đơn hàng khác nhau mà có những yêu cầu khác nhau. Khi doanh nghiệp Việt Nam triển khai khâu này thì vấp phải vấn đề, đó là quy mô sản xuất không đủ lớn để hạ giá thành.

"Ví dụ, các loại cúc, khóa đặc trưng, đặc thù, nếu doanh nghiệp Việt đầu tư thì vẫn có thể đáp ứng yêu cầu sản xuất, chất lượng sản phẩm nhưng lại không mang lại hiệu quả kinh tế vì quy mô không đủ lớn. Do đó, các sản phẩm này vẫn phải nhập khẩu", PGS.TS Phạm Tất Thắng chỉ rõ.

Từ đó, vị chuyên gia cho rằng, bên cạnh việc phát triển công nghiệp hỗ trợ dệt may phải điều chỉnh lại quan hệ nhập khẩu nguyên liệu cho ngành dệt may từ các nước có cùng ký các FTA với Việt Nam để áp dụng quy chế cộng dồn, đem lại lợi ích cho đất nước.

"Nếu không tự sản xuất ra được thì Việt Nam có quyền nhập khẩu từ các quốc gia cùng ký FTA với mình để tính quy tắc xuất xứ theo yêu cầu của FTA đặt ra. Vêệc này giúp Việt Nam giảm phụ thuộc vào Trung Quốc bởi trước đây, doanh nghiệp Việt vẫn nhập nguyên phụ liệu dệt may từ Trung Quốc là chủ yếu", ông Thắng nói.

Đồng quan tâm, ông Phạm Xuân Hồng cũng cho rằng, chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu dệt may xuất khẩu của Việt Nam chưa được mạnh. Hiện Hiệp hội Dệt may thêu đan TP.HCM đang nỗ lực kết nối các nhà cung ứng nguyên phụ liệu với các nhà may xuất khẩu và việc này đang hướng phát triển tương đối tốt.

"Đúng là chi phí sản xuất nguyên phụ liệu dệt may trong nước đắt hơn so với nhập từ Trung Quốc bởi số lượng sản xuất còn giới hạn, giá thành tương đối cao, trong khi Trung Quốc sản xuất hàng loạt nên giá thành thấp.

Nhưng nếu nhập từ Trung Quốc thì Việt Nam không cải thiện được các tiêu chí để hưởng ưu đãi của các FTA.

Ở Việt Nam, các nhà sản xuất đang dần dần cải thiện công nghệ. Hơn nữa, chính CPTPP đã tạo điều kiện cho các nhà máy liên kết với nhau, từng bước giảm được giá thành", ông Phạm Xuân Hồng cho biết.

noi dia hoa det may gan 50 con su that chua vui Bộ trưởng Bộ LĐTBXH yêu cầu báo cáo về vụ “Quỷ ấu dâm ngoại quốc” trên Lao Động

Sau bài viết về “Quỷ” ấu dâm ngoại quốc" trên Lao Động, cơ quan hữu trách của Bộ LĐTBXH đã làm việc trực tiếp với ...

noi dia hoa det may gan 50 con su that chua vui Những nông sản ngoại đắt đỏ được "nội địa" hoá

Cà chua thân gỗ, cam ruột đỏ, dưa pepino... lúc mới nhập về có giá đắt đỏ nhưng nhanh chóng hạ nhiệt khi trồng được ...

noi dia hoa det may gan 50 con su that chua vui Chuyên gia Phạm Chi Lan: Nên ủng hộ tinh thần của VinFast

Tôi rất chia sẻ lo lắng, rủi ro cho doanh nghiệp bởi va vào lĩnh vực này chúng ta không có lợi thế và khó ...

/ http://baodatviet.vn