Giới phân tích địa chấn lo ngại nếu như tiếp tục thử hạt nhân, bãi thử Punggye-ri sẽ không chịu được và đổ sụp, chất phóng xạ sẽ bị phát tán, giết chết hàng triệu người.
Lời tuyên bố gây xôn xao trong tháng 9 vừa rồi từ nhà lãnh đạo Triều Tiên “đe dọa sẽ thử vũ khí hạt nhân” trên Thái Bình Dương có thể không chỉ là lời đáp trả cứng rắn trong màn khẩu chiến với Mỹ, mà còn thực sự xuất phát từ nguyên do kỹ thuật và địa chất mà chương trình hạt nhân Bình Nhưỡng đang phải đối mặt.
Núi Mantap (Triều Tiên) mắc phải "Hội chứng núi kiệt quệ"?
Trước đó, theo trang mạng chuyên nghiên cứu về chương trình hạt nhân Triều Tiên 38 North, số liệu và hình ảnh vệ tinh ghi nhận về bãi thử Punggye-ri trên núi "cấm" Mantap của nước này đã phải trải qua nhiều trận động đất nhỏ sau khi nước này thử hạt nhân với sức nổ xấp xỉ 250 kiloton vào hôm 3/9 vừa qua. Vụ nổ đã gây ra trận động đất 6,1 độ Richter ngay tức thì, sau đó là hai trận động đất nhỏ lẻ 2,6 và 3,2 độ Richter.
Sau khi theo dõi thông tin từ trang 38 North, giới phân tích tin rằng núi Mantap đã không còn thích hợp để triển khai những vụ thử hạt nhân tiếp theo, do lo ngại khu vực bãi thử sẽ bị đổ sụp, khiến tính mạng hàng ngàn người gặp nguy hiểm. Trang web này cho rằng ngọn núi đã bị nhiễm “hội chứng núi kiệt quệ”.
Họ cho rằng vụ thử bom H hôm 3/9 đã gây ra thiệt hại đáng kể tới mạng lưới đường hầm được xây dựng trong lòng núi. Và nếu như bãi thử sụp đổ, một lượng lớn chất phóng xạ sẽ lan rộng ra khắp Bán đảo Triều Tiên và giết hàng triệu người.
Nếu như Triều Tiên có kế hoạch tiếp tục thử hạt nhân tại vùng núi này, trong tương lai chúng ta sẽ thấy hình ảnh đường hầm mới gần khu vực North Portal, tuy nhiên khu vực đó vẫn trong lòng núi Mantap. “Việc không xuất hiện đường hầm mới trong khu vực này chứng tỏ ngọn núi đã bị cấm thử hạt nhân”, giới phân tích 38 North nhận định.
Bãi thử Punggye-ri.
Bên cạnh đó, việc xuất hiện nhiều trận động đất “tự nhiên” trong thời gian gần đây tại khu vực núi này cũng cho thấy các lần thử hạt nhân của Triều Tiên gây ra tình trạng bất ổn về mặt địa chất.
Kim So-gu – Trưởng ban nghiên cứu thuộc Viện Địa chấn học Hàn Quốc khuyến cáo: “Tôi nghĩ bãi thử Punggye-ri hiện trong tình trạng khá bão hòa. Nếu như tiếp tục thử một vụ hạt nhân khác trong khu vực, điều đó sẽ gây nguy cơ ô nhiễm phóng xạ”.
Wang Naiyan – cựu Chủ tịch Tổ chức Xã hội Hạt nhân Trung Quốc cho biết thêm: “Một vụ thử khác có thể khiến cho toàn bộ núi sụt lún, để lại một lỗ hổng mà từ đó các chất phóng xạ sẽ thoát ra và lan ra toàn khu vực, trong đó có Trung Quốc”.
“Hội chứng núi kiệt quệ” là tên gọi cho các dấu hiệu không bền vững về mặt địa chất của một khu vực do ảnh hưởng từ những vụ nổ hạt nhân dưới lòng đất.
Hiện tình hình căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, đặc biệt là sau màn khẩu chiến dữ dội giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un liên quan đến tham vọng phát triển vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Triều Tiên lạnh nhạt với sự giúp đỡ của Nga trong vấn đề hạt nhân, vì sao? Reuters cho hay Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh về việc áp dụng các biện pháp trừng phạt Triều Tiên theo tinh ... |
Triều Tiên đóng tàu ngầm hạt nhân lớn chưa từng có, Mỹ lạnh gáy Tàu ngầm hạt nhân lớn chưa từng có của Triều Tiên được đóng ở nhà máy đóng tàu Sinpo South với lượng choán nước lên ... |
Tính báo Mỹ phát hiện điều choáng váng về Triều Tiên Có thể chỉ vài tháng nữa thôi Triều Tiên sẽ có đủ khả năng tấn công nước Mỹ bằng tên lửa hạt nhân, giới chức ... |
http://vietnamnet.vn/vn/the-gioi/binh-luan-quoc-te/nui-cam-kiet-que-trieu-tien-co-the-thu-hat-nhan-o-dau-406361.html