Điện Kremlin đã bình luận về việc Ba Lan muốn hỗ trợ 2 tỷ USD để mở căn cứ trên chính lãnh thổ nước này cho lính Mỹ đồn trú lâu dài.

Trước thông tin Ba Lan muốn xây dựng căn cứ quân sự ở nước này để lính Mỹ đồn trú lâu dài, phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov đã có phản ứng.

Ông Peskov nhấn mạnh rằng Ba Lan có quyền chủ quyền trong việc thiết lập một căn cứ quân sự Mỹ trên lãnh thổ nước này, nhưng cũng đồng thời nhấn mạnh rằng Moscow sẵn sàng phản ứng với quá trình mở rộng cơ sở hạ tầng của khối quân sự NATO.

nuoc co tinh tao cua nga ve viec ba lan muon mo can cu de my don tru lau dai
Phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov.

“Nó còn phụ thuộc vào việc đó là căn cứ gì. Nhìn chung, khi NATO mở rộng cơ sở hạ tầng quân sự ở gần biên giới chúng tôi thì nó không đóng góp gì cho an ninh, ổn định của châu lục. Ngược lại, những hành động bành trướng đó chắc chắn sẽ dẫn tới các biện pháp đáp trả từ phía Nga để đảm bảo thế cân bằng giữa hai bên”, ông Peskov nói với các phóng viên vào hôm nay 28/5.

Trước đó, trong một văn bản được soạn thảo bởi bộ Quốc phòng Ba Lan, nước này tuyên bố sẵn sàng chi khoảng 1,5 đến 2 tỷ USD để triển khai một căn cứ quân sự cho lính Mỹ đồn trú lâu dài ở quốc gia này. Văn bản này có tựa đề “Đề xuất hiện diện lâu dài của Mỹ tại Ba Lan”.

“Đề xuất này chỉ ra nhu cầu triển khai các sư đoàn bọc thép Mỹ đồn trú lâu dài tại Ba Lan, từ đó nước này cam kết sẽ hỗ trợ từ 1,5 tới 2 tỷ USD cho hoạt động trên thông qua việc thành lập căn cứ quân sự chung và cấp quyền di chuyển linh hoạt cho lực lượng Mỹ. Ba Lan và Mỹ có thể cùng nhau xây dựng một liên kết mạnh mẽ hơn, trong đó đảm bảo an ninh, an toàn và tự do cho người dân nước này và cả những thế hệ về sau”, văn bản có đoạn.

Đề xuất trên cũng nhấn mạnh sự sẵn sàng của Ba Lan trong việc chia sẻ gánh nặng về ngân sách quốc phòng đối với Chính phủ Mỹ.

Theo tờ Sputnik, từ góc nhìn của bộ Quốc phòng Ba Lan, việc Mỹ triển khai quân tới Ba Lan cũng là một thông điệp được gửi tới Nga rằng Washington sẵn sàng bảo vệ đồng minh của họ ở miền Đông châu Âu.

Chính quyền Ba Lan cũng đã lên tiếng xác thực đề xuất trên.

Từ năm 2014, Nga quyết định sáp nhập Crimea vào lãnh thổ của mình sau khủng hoảng Ukraine. Phương Tây, đặc biệt là Mỹ và các đồng minh trong khối quân sự NATO, đã lấy lý do “Nga can thiệp nội bộ Ukraine” để làm cái cớ gia tăng hiện diện quân sự tại miền Đông châu Âu, khu vực giáp với Nga.

Moscow đã nhiều lần lên tiếng phản đối việc NATO tăng cường tích tụ quân sự ở sát biên giới, khẳng định động thái này nhằm gây phá hoại an ninh và ổn định khu vực, dẫn tới một cuộc chạy đua vũ trang mới.

nuoc co tinh tao cua nga ve viec ba lan muon mo can cu de my don tru lau dai Nga lo quân đội Mỹ đồn trú vĩnh viễn tại Ba Lan

Điện Kremlin ngày 28-5 cho rằng sự hiện diện quân sự vĩnh viễn của Mỹ ở Ba Lan “không tốt cho an ninh khu vực”.

nuoc co tinh tao cua nga ve viec ba lan muon mo can cu de my don tru lau dai Biểu tình ở Ba Lan phản đối thay đổi luật phá thai

Hàng nghìn người xuống đường biểu tình ở Warsaw và các thành phố tại Ba Lan phản đối chính phủ thắt chặt luật phá thai.

/ nguoiduatin.vn