Khát vọng trở thành một phần của thương mại thế giới, mà muốn thế thì doanh nghiệp Việt Nam phải có được chỗ đứng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, đến thời điểm này, vấn đề “chuỗi cung ứng” vẫn như một khái niệm, và thực tế không ít doanh nghiệp vẫn như người đứng giữa ngã ba của con đường hội nhập. Vì sao?

nuoc da den chan \'Việt Nam thuộc nhóm tham gia nhiều FAT nhất thế giới\'
nuoc da den chan TS Lê Thẩm Dương: \'Sinh viên phải tự hướng nghiệp, ai khôn thì người đó sống\'
nuoc da den chan
Xây dựng chuỗi giá trị để chủ động hội nhập.

Trung tuần tháng 3 năm nay chia sẻ tại Hội thảo “Tự do thương mại - cơ hội và thách thức tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu” do Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao phối hợp với Đại học SMU (Singapore) tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, TS Arnoud de Meyer- Chủ tịch Đại học SMU cho biết, từ năm 1990-2012, thương mại toàn cầu tăng trưởng gấp nhiều lần so với tăng trưởng GDP.

Cụ thể, với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong 5 năm gần đây, ngành bán lẻ tăng 11%, trong đó, bán lẻ online tăng 300% và bán qua mobile tăng đến 1.600%.

“Sự bùng nổ về thuơng mại đã thúc đẩy sự tăng trưởng và dịch chuyển mạnh mẽ trong chuỗi cung ứng toàn cầu”- TS A.Mayer nhấn mạnh và cho rằng Việt Nam cần phải có những bứt phá để trở thành một phần của thương mại thế giới, “nếu không muốn bị bỏ lại ở sân ga”.

TS A.Mayer cũng đưa ra nhận xét trong quá trình hội nhập toàn cầu, một số quốc gia châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore... đã kịp thời điều chỉnh và sắp xếp lại hệ thống sản xuất để tạo ra chuỗi sản phẩm đồng nhất cũng như các sản phẩm độc quyền, có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường thế giới.

Vì thế họ đã giành được vị trí tham gia sản xuất vào chuỗi cung ứng toàn cầu. “Trong khi đó, Việt Nam và Ấn Độ đang bị rớt lại phía sau”- vẫn theo TS A.Mayer.

Về vấn đề “rớt lại phía sau”, theo GS.TS Shantanu Bhattacharya (Đại học SMU), Việt Nam và Ấn Độ có điểm chung là có nguồn nhân lực rất lớn nhưng yêu cầu về giáo dục và khả năng huấn luyện để có lao động kỹ năng cao còn thấp.

Mô hình chung của các doanh nghiệp, các quốc gia thành công khi dự phần vào chuỗi cung ứng toàn cầu có thể gồm 6 yếu tố, đó là toàn cầu hoá, quản trị, chuyên môn hoá, phát triển quốc gia, quản lý chuỗi và thị trường. Nhìn vào đó sẽ thấy chúng ta còn thiếu hụt khá nhiều yếu tố cần và đủ.

Về vấn đề này, câu chuyện của ông Zulkifli Bin Baharudin- Chủ tịch điều hành Tập đoàn ITL là rất đáng suy nghĩ. Ông nói: “Trước đây, khi đến Việt Nam tôi thấy nhiều doanh nghiệp làm giày nhưng nay trở lại thì thấy họ lại chuyển qua làm bất động sản. Theo tôi, doanh nghiệp nên làm một việc duy nhất.

Thay đổi để bắt kịp xu hướng và làm cho mình mới hơn nhưng không được đi chệch mục tiêu ban đầu mới mang lại kết quả và mới tham gia được trong chuỗi cung ứng toàn cầu”.

Câu chuyện tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu thực ra không mới, nhưng sao tới nay nó vẫn trong vòng luẩn quẩn. Đó là vấn đề cần được xem xét kỹ lưỡng, tìm ra nguyên nhân, đồng thời phải có giải pháp.

Ngay từ năm 2009, khi bàn về doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu không ít chuyên gia đã cho rằng, cơ cấu hàng xuất khẩu của ta còn nhiều hạn chế, chủng loại hàng hoá đơn điệu, ít những mặt hàng xuất khẩu mới có đóng góp kim ngạch và giá trị gia tăng cao; chủ yếu vẫn phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, như khoáng sản (dầu thô, than đá), nông, lâm, thủy, hải sản…vì thế việc chiếm lĩnh thị trường rất hạn chế; việc mở rộng lại còn khó khăn hơn.

Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp lại “choáng” trước tính co giãn về giá cả của sân chơi toàn cầu nên ngại ngần cho dù cánh cửa hội nhập đã mở toang.

Các chuyên gia cũng cho rằng, khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của hàng hóa Việt Nam thấp là do tỷ trọng hàng hoá xuất khẩu là những sản phẩm thô hoặc mới sơ chế còn chiếm khá cao, gần 50%.

Từ đó các nhà sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam ít có khả năng kiểm soát đối với toàn bộ chuỗi giá trị của sản phẩm, và cũng chỉ nhận được phần lợi nhuận rất ít ỏi trong quá trình phân chia lợi nhuận một cách tự nhiên của chuỗi giá trị sản phẩm.

Muốn thu lợi lớn thì không chỉ trông dựa vào nguồn tài nguyên hay là nhân công giá rẻ mà phải tạo ra bằng được những lợi thế cạnh tranh mới để đảm nhiệm những khâu, công đoạn có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị của sản phẩm.

Như vậy, bài toán công nghệ phải được đặt ra. Tuy nhiên, cho đến nay, cho dù chúng ta đã có những “vườn ươm” công nghệ, hơn nữa còn có giấc mơ trở thành trung tâm công nghệ cao của khu vực khi so sánh với Thung lũng Silicon của Hoa Kỳ- thì việc đầu tư vào công nghệ để tăng hàm lượng chất xám trong sản phẩm vẫn rất thấp.

Thực tế cho thấy chất lượng và năng suất- hai yếu tố quan trọng bảo đảm vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu của Việt Nam hình như vẫn dừng lại ở bước chạy đà.

Có lẽ vì lúng túng và e ngại thất bại nên không ít doanh nghiệp sản xuất chỉ xác định phạm vi ảnh hưởng, đối tượng cạnh tranh là thị trường trong nước.

Điều đó có thể an toàn nhưng đánh mất cơ hội phát triển bởi hội nhập là xu thế không thể cưỡng nổi trên phạm vi toàn cầu.

Một trong những nguyên nhân khiến doanh nghiệp ngại khi “bơi ra biển lớn” còn là do thói quen sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, mạnh ai nấy làm mà thiếu sự liên kết để tạo ra sức mạnh. Khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu thì tình trạng nhỏ lẻ, manh mún, thiếu liên kết giữa các tác nhân sẽ đem đến thất bại.

Chỉ còn vài tháng nữa là nhiều dòng sản phẩm từ các nước ASEAN sẽ vào Việt Nam với thuế suất bằng không. Điều đó càng cho thấy tình hình đã rất gấp rút, nước đã đến chân. Người tiêu dùng trong nước đang “găm tiền” đợi thời điểm ấy để được mua hàng rẻ, nhưng thật đáng lo ngại là nhiều doanh nghiệp vẫn chưa biết phải làm gì khi hội nhập AEC, như kiểu bó tay thúc thủ trước sự tràn ngập của hàng ngoại.

Vào thời điểm đầu năm 2015, theo ông Lê Vĩnh Sơn- Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội, chỉ có 20% doanh nghiệp, phần lớn là doanh nghiệp quy mô lớn quan tâm đến AEC.

Tới nay, tình hình có cải thiện nhưng cũng vẫn chỉ tập trung vào doanh nghiệp lớn, còn khối doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn rất lúng túng. Vào thời điểm kể trên, tại Đối thoại “Hóa giải thách thức từ Cộng đồng kinh tế ASEAN” đã đưa ra nhiều cảnh báo.

Đáng tiếc là sau hơn 2 năm những cảnh báo đó vẫn phải được nhắc lại vì sự chuyển động là quá chậm chạp. Không thể cứ ngẩn ngơ giữa ngã ba đường khi mà nước đã đến chân.

http://daidoanket.vn/tin-tuc/goc-nhin-dai-doan-ket/nuoc-da-den-chan-379021

/ Nam Việt/daidoanket.vn