Nhiều sự kiện quan trọng, mang tính quyết định liên quan Thượng viện Mỹ và cuộc chiến bầu cử sẽ xảy ra trong tuần này.

Ngày 4/1 đánh dấu ngày làm việc đầu tiên của Quốc hội Mỹ sau khi tuyên thệ nhậm chức vào cuối ngày 3/11. Tuy nhiên, tình hình nhân sự hiện tại của Quốc hội lần này có đôi chút khác biệt.

Đảng Dân chủ vẫn nắm quyền kiểm soát Hạ viện trong cuộc bầu cử vào tháng 11/2020, tuy nhiên thế đa số bị thu hẹp hơn sau khi mất nhiều ghế về tay đảng Cộng hòa.

Bà Nancy Pelosi tiếp tục giữ cương vị Chủ tịch Hạ viện, đảm nhận vị trí mà bà nắm giữ suốt 17 năm qua.

Các nghị sỹ Cộng hòa đã làm tốt hơn kỳ vọng và hiện sẵn sàng bổ sung số lượng đáng kể các nữ chính khách vào hàng ngũ trong Quốc hội mới.

Nước Mỹ bắt đầu tuần lễ lịch sử - 1
Chính trường Mỹ sẽ chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng trong tuần này. (Ảnh: CNN)

Tại Thượng viện, cán cân quyền lực vẫn chưa được quyết định khi tất cả mọi con mắt đều đổ dồn vào một cuộc bầu cử Thượng viện diễn ra ở Georgia vào ngày 5/1 này. Kết quả tại Georgia sẽ quyết định đảng nào nắm quyền kiểm soát Thượng viện.

Nếu một trong hai Thượng nghị sỹ Cộng hòa đương nhiệm Kelly Loeffler và David Perdue giữ vững ghế của mình, đảng Cộng hòa vẫn sẽ chiếm đa số tại Thượng viện. Nhưng nếu ứng viên đảng Dân chủ Jon Ossoff và Raphael Warnock thắng thế, đảng Dân chủ sẽ giành lại quyền kiểm soát Thượng viện.

Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy cách biệt giữa các ứng viên là rất mong manh và chưa thể nói trước điều gì.

Tới ngày 6/1, Lưỡng viện Mỹ sẽ có phiên họp chung để kiểm phiếu đại cử tri và công bố người được bầu làm Tổng thống.

"Thứ Tư, ngày 6/1 là một ngày cực kỳ ý nghĩa", bà Pelosi viết trong bức thư gửi các thành viên đảng Dân chủ.

Những năm trước, đây chỉ là sự kiện mang tính hình thức.

Năm nay, mọi thứ trở nên phức tạp hơn khi ít nhất 12 Thượng nghị sỹ dự định tham gia cùng khoảng 140 nghị sỹ Hạ viện bỏ phiếu chống lại Tổng thống đắc cử Joe Biden vào ngày 6/1 tới.

Nếu một Hạ nghị sỹ và một Thượng nghị sỹ ủng hộ việc phản đối kết quả bỏ phiếu, cả hai viện sẽ ngừng kiểm phiếu và thảo luận riêng trong vòng 2 giờ đồng hồ. Để phản đối thành công, nỗ lực này sẽ cần có sự ủng hộ của đa số thành viên ở cả Hạ Viện và Thượng viện.

Tuy nhiên, nỗ lực này khó có thể thành công khi Hạ viện hiện do đảng Dân chủ kiểm soát trong khi lãnh đạo Cộng hòa tại Thượng viện kêu gọi các Thượng nghị sỹ đảng này không tham gia việc thách thức kết quả bầu cử.

Các cuộc thảo luận hôm 6/1 có thể kéo dài sang ngày 7/1. Tuy nhiên giới chuyên gia nhận định, mọi chuyện sẽ sớm ngã ngũ và nỗ lực lật kèo bầu cử sớm muộn cũng sẽ thất bại. Quốc hội sẽ tuyên bố ông Biden là người chiến thắng cuộc bầu cử hôm 3/11 và trở thành Tổng thống Mỹ tiếp theo.

Vào trưa 20/1, ông Biden sẽ tuyên thệ nhậm chức và chính thức bắt đầu tổng thống.

Do đại dịch, sự kiện này bị thu nhỏ đáng kể. Ủy ban nhậm chức của ông Biden cũng kêu gọi mọi người không tham gia vào lễ nhậm chức để tránh lây lan virus.

"Mục tiêu của chúng tôi là tạo ra một lễ nhậm chức giúp mọi người được an toàn, tôn vinh các truyền thống và thể hiện tầm nhìn mới của nước Mỹ dưới thời chính quyền Biden-Harris", Giám đốc điều hành Ủy ban nhậm chức Tony Allen cho biết trong một tuyên bố.

Pelosi tái đắc cử Chủ tịch Hạ viện Mỹ Pelosi tái đắc cử Chủ tịch Hạ viện Mỹ

Nancy Pelosi, nữ Chủ tịch Hạ viện Mỹ duy nhất, tiếp tục được bầu vào vị trí này với chiến thắng sít sao hôm 3/1.

Vệ binh quốc gia Mỹ sẵn sàng bảo vệ lễ nhậm chức của ông Joe Biden Vệ binh quốc gia Mỹ sẵn sàng bảo vệ lễ nhậm chức của ông Joe Biden

Theo trang Military, Lực lượng Vệ binh quốc gia ở gần 30 bang đã cam kết hỗ trợ giữ trật tự trong lễ nhậm chức ...

Cựu Tổng thống Obama có thể trở thành tân Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Cựu Tổng thống Obama có thể trở thành tân Bộ trưởng Tư pháp Mỹ

Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden từng là cấp phó của cựu Tổng thống Barack Obama từ năm 2009 đến năm 2017. Các lựa ...

/ vtc.vn