Sau hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN và Nghị định 116 của Chính phủ có hiệu lực, lượng ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đang chiếm ưu thế so với ô tô nhập khẩu .

Ô tô lắp ráp trong nước chiếm ưu thế

Theo báo cáo của Bộ Công Thương về thị trường ô tô Việt Nam sau hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN (ATIGA), các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp trong nước đã bước đầu khẳng định vai trò, vị trí đối với thị trường ô tô trong nước. Đặc biệt là sau khi Nghị định 116 của Chính phủ quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô có hiệu lực.

Theo đó, năm 2018, Huyndai Thành Công và Thaco Trường Hải là gần 145 nghìn xe, chiếm 45,7% tổng lượng xe lắp ráp và nhập khẩu. Năm 2018, Huyndai Thành Công sản xuất, lắp ráp hơn 61,4 nghìn chiếc, tăng mạnh so với 28,3 nghìn chiếc năm 2017.

6 tháng năm 2019, 2 doanh nghiệp trên đã sản xuất lắp ráp hơn 81,5 nghìn xe, tăng 10,8% về lượng và chiếm 40% tổng lượng xe lắp ráp và nhập khẩu.

Tương quan về sản lượng giữa xe sản xuất, lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu trong trung và ngắn hạn thay đổi đáng kể theo chiều hướng tăng về số lượng xe sản xuất, lắp ráp.

Tuy nhiên, Bộ Công Thương đánh giá ưu thế này sẽ không giữ được lâu nếu sản xuất trong nước không nỗ lực tăng cường chất lượng, hạ giá thành sản xuất để tăng tính cạnh tranh, nhất là việc cạnh tranh đối với xe nhập khẩu từ thị trường ASEAN do được ưu đãi thuế quan.

Tỷ trọng của xe sản xuất, lắp ráp so với xe nhập khẩu trong thời gian tới có xu hướng giảm, qua đó cần phải có các giải pháp hỗ trợ thúc đẩy công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước phát triển để cạnh tranh với xe nhập khẩu. Đặc biệt từ năm 2018, các xe nhập khẩu từ ASEAN đạt hàm lượng ASEAN sẽ được ưu đãi thuế quan nhập khẩu 0% theo Hiệp định FTA của ASEAN. Tỉ lệ xe nhập khẩu từ ASEAN vẫn chiếm tỉ trọng lớn do có lợi thế về ưu đãi thuế quan.

Hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp ô tô thành tập đoàn công nghiệp

Bộ Công Thương đề xuất duy trì thực hiện Nghị định 116, nhằm quản lý nhập khẩu ô tô hợp lý trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng và phát triển ngành ô tô trong nước. Bộ Công Thương đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính nghiên cứu, báo cáo đề ra các giải pháp cụ thể về chính sách thuế.

Cụ thể, với thuế giá trị gia tăng, Bộ Công Thương đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng trong vòng 3 tháng (không thực hiện hoàn thuế theo phương thức khấu trừ như hiện nay) đối với máy móc thiết bị nhập khẩu tạo tài sản cố định…

Với thuế tiêu thụ đặc biệt, Bộ Công Thương muốn Bộ Tài chính không áp dụng đối với phần giá trị gia tăng tạo ra trong nước đối với sản xuất, lắp ráp ô tô (để giảm giá thành xe).

Đặc biệt, một điểm đáng chú ý là, Bộ Công Thương kiến nghị điều chỉnh “nâng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số dòng xe áp dụng ở mức hợp lý”.

Bộ cũng đề nghị ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức cao nhất đối với các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp ô tô.

Đối với các dự án sản xuất, lắp ráp xe dưới 9 chỗ có quy mô 50 nghìn xe/năm, có sản phẩm xuất khẩu trong 5 năm, làm chủ công nghệ sản xuất động cơ – hộp số…, bộ đề xuất miễn tiền thuê đất, tiền sử dụng đất; hỗ trợ kinh phí chuyển giao công nghệ; hỗ trợ tín dụng đầu tư lãi suất thấp.

Bộ Công Thương muốn xây dựng chính sách ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ trở thành các tập đoàn công nghiệp có quy mô tầm cỡ khu vực và quốc tế.

o to noi chiem uu the nhung khong lau dai Tàu hỏa va chạm xe ô tô tại Quảng Ngãi, 1 người bị thương nặng
o to noi chiem uu the nhung khong lau dai Tài xế ngủ gật, xe container san phẳng cabin trạm thu phí cao tốc Trung Lương
o to noi chiem uu the nhung khong lau dai Cao tốc Nội Bài - Lào Cai: Chủ đầu tư chậm khắc phục tồn tại gây khiếu kiện kéo dài
 

/ laodong.vn