Mỹ không muốn chiến tranh và nghị quyết của Quốc hội là cái cớ tuyệt vời để Trump hạ nhiệt căng thẳng.

Nhà Trắng phàn nàn về quyết định của Quốc hội

Rạng sáng ngày 3 tháng 01 năm 2020, Hoa Kỳ đã tiến hành cuộc tấn công tên lửa gần Sân bay Quốc tế Baghdad, khiến tướng Qasem Soleimani của Iran và phó thủ lĩnh của Các Đơn vị Huy động Nhân dân Iraq (PMU) Abu Mahdi al-Muhandis bị chết.

Washington cho rằng, tư lệnh lực lượng đặc nhiệm al-Quds của Iran và nhà lãnh đạo nhóm dân quân người Shiite ở Iraq là những kẻ đã tổ chức cuộc tấn công vào Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Baghdad ngày 31 tháng 12 năm 2019.

Đáp trả lại điều đó, vào rạng sáng ngày 08/01, Iran đã phóng 15 tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình tấn công vào 2 căn cứ quân sự của Mỹ ở Iraq.

Đã có những mâu thuẫn giữa Mỹ với Iran về số lượng trang thiết bị bị hư hại và con số binh sĩ Mỹ thương vong trong 2 cuộc tấn công này. Trong khi Iran khẳng định đã có 80 lính Mỹ thiệt mạng thì Tổng thống Donald Trump tuyên bố không có quân nhân Mỹ nào thương vong và “mọi thứ đều ổn”.

Tuy nhiên, vào ngày 09/01 vừa qua, Quốc hội Hoa Kỳ đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết về quyền lực quân sự, nhằm hạn chế hành động quân sự của Tổng thống. Nghị quyết của hạ viện đã cấm ông Donald Trump tiến hành các hoạt động quân sự chống Iran mà không có sự chấp thuận của Quốc hội.

Trước quyết định này, Nhà Trắng lên tiếng chỉ trích bản nghị quyết vừa được Hạ viện Hoa Kỳ thông qua phản đối cuộc chiến với Iran, và nhắc nhở rằng bản nghị quyết này không có hiệu lực pháp luật.

Theo Nhà Trắng, bản nghị quyết này của Hạ viện (nơi đảng Dân chủ chiếm đa số ghế) mưu toan làm suy yếu khả năng của Lực lượng vũ trang Hoa Kỳ trong việc ngăn chặn hoạt động khủng bố của Iran và các nhóm vũ trang bất hợp pháp được Tehran hậu thuẫn, cũng như cố tình can thiệp vào thẩm quyền của Tổng thống bảo vệ nước Mỹ và những lợi ích của Mỹ trong khu vực khỏi các mối đe dọa đang không ngừng hiện hữu. Những hành động này của quốc hội hoàn toàn không phù hợp.

\\"Trên thực tế, bản nghị quyết vô nghĩa này cũng chỉ là một động thái chính trị, bởi vì theo tiền lệ đã hình thành từ lâu của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, nó không mang tính ràng buộc và không có hiệu lực pháp luật\\" - văn phòng báo chí Nhà Trắng nói thêm.

Theo Hiến pháp Hoa Kỳ, Quốc hội có quyền cho phép hoặc từ chối cho phép tổng thống tiến hành chiến tranh, dẫu rằng trên thực tế người đứng đầu chính quyền hành pháp có quyền hạn to lớn trong việc tiến hành những chiến dịch quân sự ở nước ngoài mà không cần được quốc hội đồng ý trước đó, dựa trên những quyết định cho phép của quốc hội trước đây và sự cần thiết phải bảo vệ công dân Mỹ.

Trong trường hợp này, chính quyền Tổng thống Trump biện giải tính hợp pháp trong hành động hạ sát tướng Iran Qasem Soleimani ngày 3 tháng 1 căn cứ vào quyền hạn được quốc hội trao cho chính quyền hành pháp sau vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 và sau đó cho phép tiêu diệt trùm khủng bố quốc tế al-Qaeda Osama bin Laden. Các nghị sĩ đảng Dân chủ coi sự biện dẫn này là không chính đáng.

\\"\\"
Mỹ cũng không muốn bùng phát chiến tranh với Iran

Ngoài ra, theo luật pháp của Hoa Kỳ, văn bản vừa được thông qua (gọi là “nghị quyết một lần”) ở Hạ viện không có hiệu lực pháp luật, và ngay cả trong trường hợp Thượng viện thông qua, Nghị quyết này cũng sẽ không bắt buộc phải đệ trình xin chữ ký Tổng thống.

Ông Trump không hề ‘xốc nổi’ như người ta tưởng

Vào ngày 8 tháng 1, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phát đi thông điệp với toàn dân trong bối cảnh xảy ra đòn tấn công của Iran nhắm vào các căn cứ quân sự của Mỹ ở Iraq. Như Trump tuyên bố, Hoa Kỳ sẽ không giáng đòn đáp trả, mà dự định sử dụng biện pháp trừng phạt mới.

Kêu gọi chính quyền Iran từ bỏ hoạt động khủng bố và phát triển vũ khí hạt nhân, Trump nói thêm rằng, ông gửi lời chúc thịnh vượng phồn vinh cho Iran và nhân dân nước này. Đồng thời, Tổng thống Hoa Kỳ hô hào các nước NATO, Nga và Trung Quốc cùng gây sức ép chung vào Iran với mục đích không cho phép nước này lan truyền bạo lực, chế tạo vũ khí hạt nhân và tài trợ chủ nghĩa khủng bố.

Trong những đánh giá về những gì đang diễn ra giữa Hoa Kỳ và Iran, nổi lên hai luồng ý kiến đáng chú ý.

Một số ít các chuyên gia lo ngại khả năng xảy ra đụng độ quân sự giữa hai nước này với sự tham gia của những quốc gia khác, bởi với tính cách khó lường của ông Trump, mọi chuyện đều có thể xảy ra. Nhưng phần lớn chuyên gia tầm cỡ thế giới về các vấn đề quốc tế và khu vực Trung Đông nhận định rằng, Hoa Kỳ sẽ kiềm chế tránh hành động quân sự, còn về phần mình Iran cũng sẽ không lao vào đối đầu vũ trang với nước Mỹ.

Chuyên gia chính trị học Alexandr Baunov, Trưởng biên tập của Trung tâm Carnegie Nga nhận xét rằng, xét một cách khách quan, toàn bộ quyết tâm cho thấy có vẻ Iran chưa sẵn sàng xung trận trong cuộc chiến với Mỹ. Đây là điều không hề có lợi cho nước này, bởi dù thắng hay thua trong cuộc chiến tranh với Mỹ, Iran cũng sẽ kiệt quệ và có thể mất chính quyền.

Ngoài ra, Iran sẽ vướng bận tổ chức bầu cử Quốc hội và bầu cử Hội đồng chuyên gia trước thời hạn trong tháng 2. Nước này sẽ ngay lập tức ngừng gây hấn nếu Mỹ không tiếp tục những cuộc tấn công mới.

Một bộ phận cực đoan trong ban lãnh đạo Iran có thể đưa ra nhận định là “một khi Hoa Kỳ sợ bắt đầu cuộc chiến trực tiếp với Iran, có nghĩa là Tehran có thể tiếp tục cuộc đấu gián tiếp với nước Mỹ”. Tuy nhiên, đó chỉ là số ít và không thể thắng thế trong giới lãnh đạo chóp bu của nước này.

Về phần Hoa Kỳ, nếu Washington không đáp trả cuộc tấn công tên lửa của Iran vào các căn cứ Mỹ ở Iraq thì có thể bị chỉ trích vì bạc nhược và thiển cận, thế nhưng ông Trump lại là nhân vật đã “nhờn” với mọi lời đả kích. Những tuyên bố tương đối hòa hoãn của Trump cho thấy ông ta hiểu những rủi ro mạo hiểm trong diễn tiến sự kiện tương lai.

Trump đang tiến hành chiến dịch thận trọng và có chọn lọc, một “Việt Nam thứ hai” chính là điều mà ông ta không hề mong muốn, đặc biệt là trước ngưỡng cửa cuộc bầu cử tháng 11/2020.

Sẽ tồi tệ hơn rất nhiều, nếu như Trump phát động chiến tranh chống Iran mà không kịp giành chiến thắng nước ngoài trước khi bước vào cuộc đua tranh trong nước để giữ ghế Tổng thống (tháng 11 năm 2020). Nếu như vậy chắc chắn dân Mỹ sẽ không tha thứ cho ông ta.

Với suy nghĩ đó, Trump đã chọn cách trừng phạt và gây áp lực với Iran chứ không tiếp tục leo thang quân sự. Và nghị quyết của Quốc hội Mỹ là cái cớ không thể tốt hơn để Trump hạ nhiệt chiến tranh, bất chấp việc Nhà Trắng có tuyên bố gay gắt thế nào đi nữa.

Nhật Nam

\\"\\" Ông Trump mong không phải dùng \\"tên lửa lớn\\" với Iran

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có bài phát biểu từ Nhà Trắng về vấn đề xung đột với Iran, gần 24h sau khi Iran ...

\\"\\" Lý do thực sự khiến ông Trump lệnh giết tướng Iran Soleimani

Tình hình Mỹ - Iran mới nhất: Với Mỹ hiện là nước xuất khẩu ròng dầu mỏ, và nền kinh tế Iran đang chật vật ...

\\"\\" Ông Trump tuyên bố sẽ trừng phạt kinh tế Iran thay vì dùng vũ lực

Tổng thống Donald Trump đã có tuyên bố chính thức đầu tiên về vụ Iran tấn công căn cứ Mỹ ở Iraq và tuyên bố ...

/ baodatviet.vn