Trong danh sách Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử, ngoài Thủ tướng Chính phủ và một số Bộ trưởng, còn có những tên tuổi nổi tiếng.
Ông Trương Gia Bình (ảnh IT).
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt danh sách thành viên Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử và lãnh đạo Tổ công tác giúp việc Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử.
Cụ thể, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử. Phó Chủ tịch Ủy ban là Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng là Ủy viên thường trực kiêm Tổng thư ký Ủy ban.
Các ủy viên gồm: Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an; quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng; ông Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính; ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; ông Chu Ngọc Anh, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; ông Nguyễn Trọng Thừa, Thứ trưởng Bộ Nội vụ; ông Nguyễn Thành Hưng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
Trung tướng Đặng Vũ Sơn, Trưởng ban Cơ yếu Chính phủ, Bộ Quốc phòng; Thiếu tướng Lê Đăng Dũng, phụ trách Chủ tịch kiêm Tổng GĐ Tập đoàn Công nghiệp –Viễn thông Quân đội; ông Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Bưu điện Việt Nam; ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần FPT.
Như vậy trong số những thành viên của Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử có trường hợp ông Trương Gia Bình là người đứng đầu một doanh nghiệp tư nhân, ông không phải công chức nhà nước.
Ông Trương Gia Bình sinh năm 1956, tốt nghiệp cử nhân Toán, Đại học Tổng hợp Lomonosov, Tiến sĩ Toán Lý, Đại học Tổng hợp Lomonosov, CHLB Nga, năm 1982, được phong hàm Phó Giáo sư năm 1991 tại Việt Nam.
Ông Bình từng công tác tại Viện Cơ học, Viện Khoa học Việt Nam; Tổng Giám đốc Công ty FPT; Chủ nhiệm Khoa Quản trị Kinh doanh – HSB, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội; từ năm 1998– 2005: Chủ tịch Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam; từ năm 2002 – 2009: Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần FPT; từ năm 2009 đến nay: Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần FPT.
Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý thúc đẩy xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số; tạo thuận lợi cho việc triển khai Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số; giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ điều phối, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án, dự án, giải pháp có tính chất liên ngành về xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử.
Đồng thời, cho ý kiến về các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án, dự án liên quan đến xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ; sơ kết, đánh giá tình hình, kết quả triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử; thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
Siêu ủy ban quản lý 5 triệu tỷ cần có cả cây gậy và củ cà rốt TS Nguyễn Đình Cung cho rằng để Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước hoạt động hiệu quả cần phải trao cho họ nhiệm vụ ... |
"Siêu Uỷ ban" vốn sẽ hoạt động vào tháng 10 Tiền lương, phụ cấp của lãnh đạo Uỷ ban, các đơn vị trực thuộc được hưởng tương đương chế độ các chức danh lãnh đạo ... |
46 người chết vì tai nạn giao thông dịp nghỉ lễ 2/9 Theo thông tin từ Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia, trong 3 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, toàn quốc xảy ra 83 ... |