Tết là dịp chúc tụng nhau, so tài cao thấp trên mâm rượu. Rượu vào rồi đánh nhau đến vỡ đầu, đến nhập viện, tai nạn giao thông, tệ nạn cờ bạc đều gia tăng. Theo PGS-TS Bùi Hiền – nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, nếu Tết mà như vậy, thì chẳng còn vui.
Sắp bước sang tuổi 84, nếu nhiều người sẽ chọn cách nghỉ ngơi, an hưởng tuổi già, quây quần bên con cháu, thì với PGS-TS Bùi Hiền, được làm việc mới là niềm hạnh phúc. Dù đã về hưu hơn 20 năm nay, nhưng nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội vẫn miệt mài đọc sách và nghiên cứu.
Hiện ông sống một mình trong căn tập thể cũ ở quận Thanh Xuân, Hà Nội, tự đi chợ, nấu cơm, giặt giũ, làm hết mọi việc. Các con của ông đều đã có gia đình riêng, người sống ở Phú Thọ, người trong Nam, người định cư tận bên Ba Lan.
Chia sẻ với Lao Động, PGS Bùi Hiền cho biết, mấy ngày nay ông đã túc tắc đi sắm Tết. Đã có mâm ngũ quả, rồi tự tay quét dọn nhà cửa, bày biện mọi thứ.
“Dù con cái nói tôi về đón năm mới cùng, nhưng tôi không muốn phiền tới con cháu. Ăn ở đâu cũng thế, Tết ở trong suy nghĩ của mình. Nếu nghĩ Tết nhạt thì sẽ nhạt. Tết vui thì sẽ thành vui, dù có phải ăn Tết một mình” – tác giả đề xuất cải tiến chữ viết nói.
Theo PGS Bùi Hiền, việc ăn Tết Nguyên đán bây giờ đang phân thành những thái cực khác nhau. Nếu ở thành phố thì bị giản tiện quá, chỉ hết mùng 1 là hết Tết, mọi người đóng cửa nhà đi du lịch. Còn ở nông thôn, nhiều nơi vẫn giữ truyền thống, nhưng nhiều phong tục đã bị biến tướng thành hủ tục.
“Nếu ngày Tết được coi là dịp đặc biệt để cả gia đình sum họp, chúc nhau những điều may mắn, tốt đẹp sẽ đến trong năm mới thì nhiều nơi lại coi Tết là dịp để chúc tụng nhau bằng những ly rượu đầy vơi.
Ngày xưa không có ăn nên người ta coi tết là dịp để ăn uống, nhưng nay Tết là lúc để thể hiện với hàng xóm. Tôi biết có trường hợp không khá giả gì nhưng đi vay tiền để ăn Tết cho thật to, ra Tết lại kéo cày trả nợ.
Rồi có chuyện vin vào Tết để đi chúc tụng, đi quà cáp nhau. Điều này đã đi xa ý nghĩa ban đầu của ngày Tết” – PGS Bùi Hiền chia sẻ.
PGS Bùi Hiền cũng cho rằng, những hủ tục trong ngày tết cần phải kiên quyết loại bỏ, nhưng tuyệt đối không được bỏ Tết cổ truyền.
“Nhiều nhà mua xe đầy, xe vơi vàng mã để cúng bái trong dịp Tết. Rồi bói toán, cúng lễ rình rang gây lãng phí. Đó là những thứ mê tín phải bỏ. Còn những lễ nghi, thủ tục thờ cúng tổ tiên, chúc mừng năm mới, mừng tuổi người lớn, lì xì trẻ con… đã thuộc về bản sắc dân tộc, không thể bỏ đi được” - nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội nhấn mạnh.
Văn khấn Tất niên chiều 30 Tết chuẩn nhất Thông thường, lễ tất niên hay được tiến hành vào chiều 30 Tết. Song có những gia đình vì điều kiện thời gian, công việc ... |
Người Việt bốn phương: Đến bên nhau, Tết cổ truyền ấm áp hơn Dẫu đang sinh sống, học tập hay làm việc ở nơi đâu, người Việt sống xa quê nhà đều cố gắng quây quần bên nhau, ... |