Tại 2 tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng, nhiều ngôi trường sập, xuống cấp nhưng chưa được sửa chữa nên học sinh phải học tạm ở những nơi khó khăn
Sau 4 tháng trường bị tốc mái, không được sửa chữa, hiện 37 học sinh (HS) ở Trường Mầm non Cúc Trắng (xã Ea Đah, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk) phải học tạm trong một ngôi nhà gỗ lụp xụp trước đây dùng làm nơi họp thôn nhưng đã xuống cấp.
Nơm nớp lo sợ
Cô Đinh Thị Tuấn, Hiệu trưởng Trường Mầm non Hoa Cúc Trắng, đầu tháng 3 này cho biết điểm trường này do đoàn thanh niên của một ngành ở tỉnh Đắk Lắk xây tặng vào năm 2017. Tuy nhiên, chỉ sau đó không lâu, trường tốc mái, nhiều trụ ngã đổ. Từ đó đến nay, hơn 4 tháng, gần 40 cô trò phải học tập, giảng dạy trong nhà gỗ, gió lạnh lọt qua vách ván làm HS thường xuyên cảm lạnh. Chưa kể, do nền thấp nên rắn rết bò vào thường xuyên khiến cô trò nơm nớp lo sợ.
Có mặt tại điểm trường này vào một buổi trưa, chúng tôi không khỏi chạnh lòng khi gần 40 học sinh nằm chen chúc dưới nền xi măng ẩm ướt được trải một lớp chiếu mỏng. Xung quanh để la liệt những dụng cụ phục vụ ăn uống cho cô và trò.
Sau khi trường bị tốc mái, cơ quan chức năng đã có mặt xác định thiệt hại để tiến hành sửa chữa từ nguồn vốn phòng chống thiên tai do Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện Krông Năng quản lý. Tuy nhiên, do chất lượng công trình kém nên đến nay vẫn đang loay hoay tìm cách xử lý.
Trường Mầm non Cúc Trắng sau 4 tháng tốc mái đến nay vẫn chưa được sửa chữaẢnh: Cao Nguyên
Ông Lê Rế, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Krông Năng, cho rằng khắc phục như hiện trạng ban đầu thì đơn giản nhưng như vậy sẽ không bảo đảm chất lượng công trình, rất nguy hiểm cho các cháu. Điểm trường này không đổ móng trụ mà xây gạch lên rồi xây 4 bức tường, cũng không làm giằng, kết cấu mái làm quá đơn giản, xây dựng công trình quá ẩu. "Chúng tôi cũng sẽ kiểm tra các công trình viện trợ chứ làm kiểu đó rất nguy hiểm" - ông Rế cho biết thêm.
Trường sập 6 tháng vẫn chưa sửa
Sau sự cố sập sàn phòng học tại Trường THCS và THPT Đống Đa, TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) vào ngày 26-8-2017, hiện ngôi trường này vẫn chưa được sửa chữa hay xây mới và gần 1.500 học sinh vẫn phải học tạm ở Trường Đại học Yersin.
Theo ông Đoàn Khải, Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Đống Đa, hiện nay khó khăn là các bộ môn tin học, thể dục và quốc phòng phải học tại cơ sở cũ, không thuận lợi cho việc đi lại và nguy hiểm cho HS. Các HS phải học tập trong những căn phòng chật chội, cũ kỹ với những mảng tường loang lỗ, nhiều điểm xuất hiện vết nứt, gãy và các khe hở lớn, bong tróc rất nguy hiểm.
"Phụ huynh chúng tôi rất lo lắng khi con em mình phải học trong môi trường xuống cấp như vậy. Ngày mưa thì nước dột ướt hết, tường và trần bong tróc rất nguy hiểm. Chúng tôi rất mong cấp trên sớm sửa chữa cơ sở vật chất để các em được an toàn" - chị Thảo, một phụ huynh nói.
Tại Trường Dân tộc Nội trú Lâm Đồng, Hiệu trưởng Phạm Thị Hồng cũng cho biết có 9 phòng học xuống cấp phải tận dụng các phòng chức năng cho HS đến lớp.
"Khó khăn ở chỗ là cơ sở vật chất chật hẹp, HS học phải tách ra thành 2 khu vực nên rất khó quản lý các em. Hiện tại chưa nhận được văn bản xúc tiến đầu tư xây dựng từ chủ đầu tư là Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lâm Đồng" - bà Hồng nói.
Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Lâm Đồng Huỳnh Quang Long cho biết ngành giáo dục đã có phương án đầu tư xây dựng mới các trường lâu năm, không bảo đảm, nhưng dự kiến trong tháng 3 này mới xúc tiến. |
Bệnh viện gần trăm tỷ hoạt động 3 năm đã xuống cấp Bệnh viện Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng Bình Thuận được xây dựng gần trăm tỷ đồng, mới hoạt động 3 năm ... |
Dân chung cư đi trên mái nhà để... xuống đất: "Của rẻ của ôi" Chung cư bị hỏng thang máy dài ngày nhưng không được sửa chữa, những hộ dân ở trên tầng cao phải trèo lên mái nhà ... |
Vỉa hè bong tróc, nham nhở, ai sửa? Hiện nay, vỉa hè trên nhiều tuyến đường tại TP HCM ngày càng xuống cấp nghiêm trọng, làm mất mỹ quan đô thị và ảnh ... |