Hiện nhiều người dân vẫn mù mờ, không biết đâu là chất thải y tế nguy hại hay chất thải y tế thông thường, gây nên khó khăn không ít cho các bệnh viện khi phải thu gom và xử lý.

phan loai rac thai y te nguoi dan mu mo biet cung nhu khong Hà Nội: Khởi công từ 1-2 nhà máy xử lý rác thải năm 2017
phan loai rac thai y te nguoi dan mu mo biet cung nhu khong Trả lại cảnh quan sạch đẹp cho Hồ Tây
phan loai rac thai y te nguoi dan mu mo biet cung nhu khong
Rác thải y tế đã được đưa vào lò hấp sấy sau khi phân loại nhưng vẫn còn lẫn rác thải sinh hoạt (Ảnh: Thùy Linh)

Trong khi đó, việc phân loại rác thải y tế cực kỳ quan trọng, nhằm hạn chế được tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện và đảm bảo an toàn cho bệnh nhân cũng như nhân viên y tế.

Băng gạc dính máu bỏ lẫn rác thải sinh hoạt

Tại phòng chờ khám của một bệnh viện ở Hà Nội, bác Hưng, 59 tuổi, cứ ho từng cơn, thỉnh thoảng lại khạc ra chút đờm. Anh Hùng con bác rất ý tứ liên tục đưa khăn giấy cho ông che miệng để không ảnh hưởng đến người xung quanh. Chốc chốc, anh lại chạy ra cửa, ném tất cả giấy thấm đờm vào thùng rác màu xanh.

Anh không để ý rằng, trên mặt thùng màu xanh đã ghi rõ “Chất thải thông thường” - tức là chỉ chứa những rác thải sinh hoạt như vỏ cam, thức ăn thừa.... Còn kế bên mới là thùng rác dành cho khăn giấy nhiễm đờm, bông gạc vấy máu... được sơn vàng với hàng chữ “Chất thải lây nhiễm” cùng bảng chỉ dẫn cách thức phân loại rác được dán ngay phía trên. Tuy nhiên, thói quen của anh, cũng như nhiều người bệnh khác, là vứt rác vào bất kỳ đâu, miễn là thùng rác. Đôi khi, họ nghĩ rằng đã bỏ rác vào thùng là tốt lắm rồi.

Chỉ cách đó không xa, ngay tại sảnh chờ bệnh viện, chiếc TV màn hình lớn cứ ra rả phát những đoạn video ngắn hướng dẫn việc phân loại rác thải, theo từng màu cho từng loại: vàng, trắng, đen, xanh.

Thiếu hiểu biết hoặc không quan tâm đến việc phân loại rác thải y tế là thái độ của rất nhiều bệnh nhân và người nhà.

Và tình trạng này xảy ra ở nhiều cơ sở y tế, từ trung ương tới địa phương,chứ không riêng gì Hà Nội.

phan loai rac thai y te nguoi dan mu mo biet cung nhu khong
Các loại thùng phân loại rác tại bệnh viện (Ảnh: TL)

“Tưởng đó là việc của cán bộ y tế”

Nói về thực trạng này, PGS.TS Nguyễn Gia Tiến, Giám đốc Viện Bỏng Quốc gia cho biết: "Ở Viện Bỏng hiện nay, hầu như vướng mắc lớn nhất không còn ở phía nhân viên y tế nữa mà ở phía người nhà bệnh nhân. Nhiều khi, họ không phân biệt cái nào là nguy hại, cái nào là thông thường nên cứ tiện đâu bỏ đấy”.

Chị Thu, 31 tuổi quê Thanh Hóa, đưa con đi chữa bỏng, cũng “hồn nhiên” bảo: “Em tưởng thùng rác nhiều màu là để cho... đẹp. Vì đằng nào cũng có chị hộ lý mang đi mà".

Nhưng sự “tưởng” đó không đơn giản như chị Thu nghĩ. Bằng việc vứt lẫn lộn chất thải thông thường với chất thải nguy hại, chị đã vô tình làm tăng chi phí xử lý chất thải y tế của bệnh viện lên 5-6 lần, bởi khi túi rác đựng toàn lon sữa, hộp cơm của chị dính chút bông thấm máu thì toàn bộ túi rác đó phải xử lý như chất thải nguy hại lây nhiễm, rất tốn kém.

Quyết liệt từ việc nhỏ nhất

Khắc phục tình trạng này, thời gian gần đây, Viện Bỏng QG đã tìm ra giải pháp. "Viện quy định, mỗi tuần, tại Khoa lâm sàng, nơi có buồng bệnh, có bệnh nhân và người nhà thì phải tổ chức họp bệnh nhân một lần. Trong cuộc họp đó, trưởng khoa và điều dưỡng trưởng phải có trách nhiệm hướng dẫn bệnh nhân phân loại chất thải y tế: Thế nào là nguy hại, thế nào không nguy hại, cái gì cho vào thùng nào...

Việc này phải làm hàng tuần, vì chúng tôi xác định mình là người lái đò, còn bệnh nhân là người đi đò. Người nhà bệnh nhân thì cũng thay đổi liên tục, tuần này người này, tuần sau lại người khác chẳng hạn, thì chúng tôi lại họp, lại nhắc lại" – bác sĩ Nguyễn Gia Tiến, Giám đốc Viện, chia sẻ kinh nghiệm.

Sự quyết liệt ấy đã khiến cho nhiều bệnh nhân cũng phần nào “thấy khiếp”, buộc phải tự thay đổi chính mình. “Chúng ta không thể cứ để một người bày ra rồi nhiều người đi sau để dọn” – bác sĩ Tiến nhấn mạnh.

Nhờ đó, những cái “tưởng” đã giảm đi nhiều. Đội ngũ hộ lý và nhân viên chuyên trách xử lý chất thải bệnh viện cũng giảm bớt áp lực hơn, dành thêm nhiều thời gian cho những công việc chuyên môn khác nữa. Mỗi người chung tay, với hành động nhỏ nhất là vứt rác, thực sự đã đem lại hiệu quả bất ngờ.

Một môi trường y tế sạch sẽ, an toàn không nằm ở đâu xa. Nó nằm ở ngay đôi bàn tay đi vứt rác.

https://laodong.vn/y-te/phan-loai-rac-thai-y-te-nguoi-dan-mu-mo-biet-cung-nhu-khong-552232.ldo

Theo Lao động