Sau những lùm xùm xung quanh chương trình Công nghệ Giáo dục, GS Hồ Ngọc Đại - Chủ biên cuốn sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục có những phát ngôn ấn tượng gây sự chú ý của dư luận. 

"Công nghệ giáo dục sẽ tồn tại vĩnh viễn"

GS Hồ Ngọc Đại cho rằng, ngữ âm và tiếng nói là khác nhau, học sinh của ông không để ý đến nghĩa mà chỉ đến âm.

"Học sinh 6 tuổi học sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục sau một năm, chữ nào chắc chắn chữ đó nên không thể tái mù chữ. Người trưởng thành, hay học sinh cấp II, cấp III nếu viết sai thì do thầy, cô dạy chưa đúng. Theo tôi, tương lai của bộ sách Công nghệ Giáo dục sẽ tồn tại vĩnh viễn", GS Đại khẳng định.

"Tôi cho không Bộ GD-ĐT bản quyền sách Công nghệ Giáo dục"

Nhiều ý kiến cho rằng, GS Hồ Ngọc Đại muốn duy trì bộ sách giáo khoa Công nghệ Giáo dục để kiếm tiền bản quyền, tuy nhiên, ông khẳng định, đã "cho không Bộ GD-ĐT từ hơn 10 năm trước".

Ông Đại khẳng định chưa bao giờ hối hận về việc này.

phat ngon soc cua gs ho ngoc dai lien quan chuong trinh cong nghe giao duc

GS Hồ Ngọc Đại cho rằng, giáo viên, phụ huynh phải "chịu thua" trẻ em để dạy trẻ.

“Phụ huynh phải chịu thua để dạy trẻ”

GS Hồ Ngọc Đại chia sẻ: “Tôi đã đưa vào sách lớp 1 những thứ tốt đẹp nhất với mong muốn đất nước này có một thế hệ khác, tự xác định được thời đại của mình. Trẻ con làm gì cũng có cái lý.

Vì vậy, người lớn không nên lấy mình là khuôn mẫu cho trẻ con, bố mẹ không nên lấy mình làm chuẩn cho trẻ con, không có quyền áp đặt trẻ. Đặc biệt, bố mẹ hãy cho các con được hưởng những cái mới chưa ai có. Người lớn, giáo viên phải \'chịu thua\' để dạy trẻ".

"Dư luận lấy câu chữ vớ vẩn để phê phán tôi"

Nói về những ý kiến tranh luận trên mạng xã hội thời gian qua, GS Hồ Ngọc Đại tâm sự nhiều người chỉ trích ông nhưng trường Thực nghiệm vẫn tồn tại. Việc lên tiếng trước dư luận chỉ làm mọi chuyện thêm phức tạp. Những người không biết gì mà chỉ trích, ông sẽ không “chấp”.

"Người học trò tôi tự hào nhất không phải Ngô Bảo Châu, đó là một cậu sửa xe".

GS Hồ Ngọc Đại

“Tôi là nhà tâm lý học khoa học trẻ em mà người ta nói tôi không hiểu tâm lý. Nhiều người lấy những câu chữ vớ vẩn để phê phán tôi”, ông Đại chia sẻ.

Thậm chí, nhiều nhà ngôn ngữ học chính thống cũng chỉ nói những trò chơi chữ nghĩa trong các cuộc thi với nhau, còn điều quan trọng là ngôn ngữ học hàng ngày. Khi 100% học sinh đến trường, các em cần được nói và nghe ngôn ngữ của cuộc sống mỗi ngày.

GS Hồ Ngọc Đại khẳng định trong số tất cả công trình của mình, sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục do ông chịu trách nhiệm, chiếm nhiều công sức và là thành tựu lớn nhất của ông. Đó là niềm an ủi vì đã thể hiện được tư tưởng, triết học và tâm lý học.

"Học sinh đến với tôi sẽ không tái mù chữ"

Theo GS Đại, sứ mệnh của giáo dục là phải làm sao tạo ra được cái mới chưa hề có và tận dụng những gì có trong quá khứ. Chứ không nên cho học sinh đi lại quá khứ.

“Dù khó khăn nhưng tôi sẽ làm được. Tôi sẽ phá vỡ nền giáo dục cũ, để xây dựng một nền giáo dục mới. Mấy chục năm qua, trường thực nghiệm vẫn tồn tại, đó chính là minh chứng.

Công nghệ giáo dục, việc thiết kế rất khó, nhưng khi thực hiện ai cũng làm được. Những học sinh đến học với tôi, chỉ trong một năm có thể đọc thông, viết thạo… không tái mù",

"Niềm tự hào lớn nhất của tôi không phải Ngô Bảo Châu mà là cậu học trò làm nghề sửa xe"

GS Hồ Ngọc Đại chia sẻ: "Ngô Bảo Châu có lẽ là một trong những học trò nổi tiếng và thành đạt nhất của trường Thực nghiệm. Khi Ngô Bảo Châu đạt giải Fields, báo chí viết về cậu ấy, người người ca ngợi cậu ấy.

Là thầy, tôi cũng rất tự hào. Nhưng Ngô Bảo Châu không phải là học sinh khiến tôi tự hào nhất, ưng ý nhất. Niềm tự hào lớn nhất của tôi là một cậu học trò giờ làm nghề sửa xe!".

Hơn 800.000 học sinh dùng sách của tôi, sẽ có nhiều nhóm làm sách giáo khoa khác bị ảnh hưởng

GS Đại cho rằng: “Sách Công nghệ gióa dục của tôi chỉ có một cuốn, không có sách bổ trợ. Năm học này có hơn 800.000 học sinh trong cả nước dùng sách của tôi. Vì vậy, sẽ có nhiều nhóm làm sách giáo khoa khác bị ảnh hưởng về lợi ích. Tôi cho rằng, cơn bão tấn công tôi xuất phát từ đó.

Họ chỉ chấp nhận vì lợi ích của họ. Đừng hy vọng họ vì lợi ích của chúng ta”.

Theo GS Đại, là nhà khoa học, ông không biết chuyện sách giáo khoa được bán thế nào, lời hay lãi ra sao. Điều ông quan tâm là sách đến được với trẻ con.

phat ngon soc cua gs ho ngoc dai lien quan chuong trinh cong nghe giao duc Trải nghiệm của một ông bố khi con học trường Thực nghiệm

​Chương trình Thực nghiệm của GS Hồ Ngọc Đại không dạy trẻ bắt chước mà dạy tư duy lôgic, khám phá và vận dụng quy

phat ngon soc cua gs ho ngoc dai lien quan chuong trinh cong nghe giao duc Từ vụ sách của GS Hồ Ngọc Đại, quản lý thị trường SGK như thế nào?

Từ vụ sách của GS Hồ Ngọc Đại gây xôn xao đặt ra câu chuyện quản lý thị phần SGK thời gian tới ra sao ...

phat ngon soc cua gs ho ngoc dai lien quan chuong trinh cong nghe giao duc Sao cứ thản nhiên ném đá vào tương lai?

Khi đánh giá một công nghệ, một phương pháp, xem nó là hữu ích hay vô bổ, thành công hay thất bại, nên nhìn vào ...

phat ngon soc cua gs ho ngoc dai lien quan chuong trinh cong nghe giao duc Học sinh Trường Thực nghiệm lên tiếng: “Chúng em tự hào về GS Hồ Ngọc Đại”

Trước những tranh cãi về cách đánh vần tiếng Việt theo bộ sách “Tiếng Việt lớp 1- Công nghệ giáo dục ”, nhiều học sinh ...

/ https://vtc.vn