Liên quan đến phát ngôn 'về rừng U Minh mà sống' của Phó chủ tịch UBND quận 1 Đoàn Ngọc Hải gây nhiều ý kiến trái chiều, nhà văn Nguyễn Như Phong lại cho rằng, không nên quy chụp bằng cách "chẻ câu, chẻ chữ".

phat ngon ve rung u minh ma song sao lai che cau che chu den the Quận 1 xin lỗi tỉnh Cà Mau vì phát ngôn của ông Đoàn Ngọc Hải
phat ngon ve rung u minh ma song sao lai che cau che chu den the Cà Mau đề nghị ông Hải phản hồi về phát ngôn sốc
phat ngon ve rung u minh ma song sao lai che cau che chu den the

Ông Đoàn Ngọc Hải - Phó Chủ tịch UBND quận 1 phát ngôn: "Sống ở quận 1 phải học luật, làm theo luật, không thì về rừng U Minh mà sống" gây nhiều ý kiến trái chiều. Ảnh: Nguyễn Yên.

Ngày 21/9, một tờ báo đăng tải thông tin ông Đoàn Ngọc Hải, Phó Chủ tịch UBND quận 1 (TP HCM) nói chuyện với tài xế xe ô tô đậu trên vỉa hè rằng: "Sống ở quận 1 phải học luật, làm theo luật, không thì về rừng U Minh mà sống".

Ngày 25/9, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau đã có văn bản đề nghị ông Hải phản hồi về phát ngôn của mình để Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau định hướng dư luận xã hội.

Nói về phát ngôn gây nhiều ý kiến trái chiều nói trên, ông Hải cho biết: “Tôi chỉ nói câu đó để ví dụ chứ không có ý gì đối với người dân U Minh thân thương hết. Tôi hoàn toàn không có ý sỉ nhục gì đến người dân cả”.

Chiều 28/9, ông Huỳnh Thanh Hải - Bí thư Quận ủy quận 1 (TP HCM) cho biết đã gửi thư xin lỗi đến Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau và Huyện ủy huyện U Minh (tỉnh Cà Mau) về câu phát ngôn của ông Đoàn Ngọc Hải.

Theo thư này, phát biểu có thực đã đăng tải (của ông Đoàn Ngọc Hải, Phó Chủ tịch UBND quận 1) là sự lỡ lời, không xuất phát từ suy nghĩ của ông Đoàn Ngọc Hải hoặc tập thể quận 1 về bất kỳ sự so sánh, đánh giá nào có tính hạ thấp địa phương bạn.

Đánh giá về sự việc trên, theo nhà văn Nguyễn Như Phong, câu nói của ông Đoàn Ngọc Hải "đại ý rằng không biết luật thì về rừng U Minh mà sống...", không nên "quy chụp, cho rằng ông Hải "xúc phạm, coi thường" người U Minh".

"Tại sao không hiểu rộng ra rằng, khi anh sống ở đô thị thì anh phải biết các quy định về pháp luật của trật tự, quản lý đô thị. Mà những quy định này, chắc chắn ngặt nghèo hơn rất nhiều so với các quy định về trật tự ở vùng nông thôn, vùng rừng núi...

Và khi người dân vi phạm thì ảnh hưởng rất nhiều tới trật tự đô thị và bộ mặt thành phố. Còn ở nông thôn, việc quản lý chắc chắn là khác và cũng sẽ có luật, có quy định riêng", ông Nguyễn Như Phong nói.

Ông Phong lấy ví dụ nếu rừng U Minh đang vào mùa khô, rất dễ cháy mà có người ở thành phố về chơi mà cầm lửa đi đốt tổ ong thi có khi sẽ bị người dân quát rằng "về thành phố mà sống".

"Còn ý của anh Hải thì có lẽ chỉ đơn giản rằng nếu anh không biết chấp hành các quy định của quản lý trật tự đô thị, thì về nông thôn, về rừng mà sống. Và tất nhiên anh sẽ phải chấp hành luật của nơi đó.

Việc nói như thế có gì đâu mà tự ái rồi cho rằng người ta thế này thế khác. Sao lại "chẻ câu, chẻ chữ" đến thế?", ông Phong nói thêm.

/ Bình Minh/Đời sống & Pháp lý