Nhằm giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước và có thêm nguồn vốn cho Yên Tử, từ tháng 1.2018, Quảng Ninh đã cho thu phí tham quan Yên Tử, với mức từ 20.000 - 40.000 đồng/lượt khách. Việc này đang gây những ý kiến trái chiều.
Tại cuộc họp báo chiều qua (28.2), ông Vũ Văn Hợp - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ninh - cho biết, việc thu phí tham quan Yên Tử từng được thực hiện trước năm 2007 và dừng từ 10 năm nay. Thời gian qua, Quảng Ninh đã cùng các DN, người dân đầu tư lớn để có được một Yên Tử như hôm nay.
Ngoài ra, hàng năm, Quảng Ninh cũng phải chi một lượng ngân sách rất lớn cho công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông; phòng chống cháy nổ; cứu hộ cứu nạn; vệ sinh môi trường; xử lý rác thải; cung cấp nước sạch; tu bổ, bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ và chi cho bộ máy Ban Quản lý di tích – Rừng quốc gia Yên Tử.
Trên đỉnh Yên Tử. Ảnh: Nguyễn Hùng
Theo ông Phạm Văn Dược – Phó trưởng Ban QLDT-RQG Yên Tử, đến nay, rất nhiều người vẫn nghĩ 2 khoản thu chính - cáp treo và tiền công đức, giọt dầu trên Yên Tử - đều do ban này quản lý. Vì thế, có người chất vấn, đã công đức rồi sao còn thu phí tham quan?
Tuy nhiên, tiền thu từ dịch vụ cáp treo là của Cty CP Tùng Lâm; còn tiền công đức, giọt dầu (hàng chục tỉ đồng/năm) đều do nhà chùa quản lý và sử dụng.
Ông Vũ Văn Hợp cho rằng, việc thu phí là nhằm giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, đồng thời có thêm và chủ động nguồn vốn cho việc bảo vệ, quản lý di tích; mong người dân, du khách chia sẻ.
“Với những sửa chữa nhỏ thì có thể cân đối từ nguồn ngân sách dành cho ban mỗi năm khoảng 10 tỉ đồng để xử lý. Nhưng khi chi lớn hơn, phải đề xuất xin kinh phí, cũng lại lấy từ ngân sách Nhà nước” – ông Dược cho biết - “Đề án cứu rừng Xích Tùng cổ gần chục năm kêu gọi xã hội hóa bất thành, khiến rừng Xích Tùng chết dần và đến nay, tỉnh phải quyết định trích ngân sách ra thực hiện”.
Cũng theo ông Dược, từ năm nay, Ban QLDT-RQG Yên Tử, với 50 người, sẽ phải tự chủ tài chính. Nếu không có nguồn thu từ phí tham quan, ban sẽ hoạt động thế nào?
Về ý kiến thu phí tham quan sẽ dẫn đến phí chồng phí, du khách Nguyễn Văn Hòa (Hà Nội) cho rằng: Thực tế phí chỉ có từ 20.000-40.000 đồng/người/lượt; còn cáp treo, xe điện ai dùng thì mới phải trả tiền. “Vì thế, không thể nói phí chồng phí được” – ông Trung nói.
Được biết, trước Yên Tử, đã có một số nơi thu phí tham quan chùa, trong đó phí tham quan chùa Hương là 80.000 đồng/khách/lượt.
Ước tính, từ 1.1.2018 đến nay, số tiền thu phí tham quan Yên Tử đạt trên 10,5 tỉ đồng.
Dự kiến, 20% tổng số tiền thu phí sẽ dành nuôi bộ máy Ban QLDT-RQG Yên Tử và các khoản chi khác; 80% còn lại nộp ngân sách Nhà nước để bổ sung cho TP.Uông Bí thực hiện một số nhiệm vụ đầu tư và quản lý danh thắng Yên Tử.
Đừng vì vài đồng bạc mà làm ô uế chốn Phật môn Thu phí tham quan đối với một ngôi chùa thiêng mà khi đến đó người dân đã dùng tới hai chữ “hành hương” như Yên ... |
"BOT đền chùa": Có tiền mới được vào cửa Phật? Mùng 10 tháng Giêng năm Mậu Tuất, Yên Tử khai hội. Dòng người từ khắp nơi đổ về khu du lịch tâm linh khiến giao ... |