Phó chủ tịch EU kêu gọi cảnh giác với Huawei và các tập đoàn công nghệ Trung Quốc do những mối liên hệ bí mật với tình báo nước này.

quan chuc eu cao buoc huawei hop tac voi tinh bao trung quoc

Các du khách đi qua gian hàng của Huawei tại Barcelone, Tây Ban Nha. Ảnh: Reuters.

"Liệu chúng ta có nên lo ngại về Huawei và các công ty khác của Trung Quốc hay không. Tôi nghĩ là nên bởi Bắc Kinh đã đặt ra quy định rằng các tập đoàn công nghệ và nhà sản xuất phải hợp tác với cơ quan tình báo nước này. Tôi nói đang nói đến những \'cửa hậu\' trong những phần mềm của các công ty đó", AFP hôm nay dẫn tuyên bố của Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu (EU) Andrus Ansip.

Andrus cho biết ông từ lâu đã phản đổi những "cửa hậu", lỗ hổng trong phần mềm hay hệ thống máy tính mà hacker và gián điệp có thể lợi dụng để truy cập bất hợp pháp. "Việc các công ty phải để cơ quan tình báo tiếp cận hệ thống của mình không phải là dấu hiệu tốt. Là những người bình thường, tất nhiên chúng ta phải lo sợ", quan chức châu Âu nhấn mạnh.

Tuyên bố của Ansip được đưa ra trong bối cảnh nhà chức trách Canada hôm 1/12 bắt giám đốc tài chính Mạnh Vãn Chu của tập đoàn Huawei theo yêu cầu từ phía Mỹ. Nhà Trắng đến nay chưa nói rõ vì sao bà Mạnh bị bắt, nhưng đề cập những quan ngại từ lâu của Mỹ về việc các công ty Trung Quốc đánh cắp sở hữu trí tuệ và bí mật công nghệ.

Hoạt động của hai tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc là Huawei và ZTE tại nước ngoài đang gặp nhiều khó khăn do họ bị nghi ngờ có liên hệ mật thiết với chính phủ và quân đội Trung Quốc. Chính quyền Tổng thống Donald Trump gần đây ra lệnh cấm quân đội và chính phủ nước này sử dụng các thiết bị do Huawei và ZTE sản xuất do những lo ngại về an ninh. Mỹ cũng đang xúc tiến thi hành quy định cấm Huawei tham gia triển khai mạng 5G ở nước này.

Chính phủ Nhật nhiều khả năng cũng đang xem xét sửa đổi quy định nội bộ nhằm cấm các cơ quan công quyền mua các sản phẩm viễn thông từ Huawei và ZTE do lo ngại về nguy cơ rò rỉ thông tin tình báo và tấn công mạng từ các thiết bị này.

Trước đó, hai đồng minh thân cận của Mỹ là Australia và New Zealand cũng đã cấm Huawei tham gia đấu thầu các hợp đồng cung cấp thiết bị cho mạng 5G, bởi các thiết bị này nằm ở khu vực cốt lõi của mạng lưới và khó bị kiểm soát, gây ra rủi ro cao về an ninh quốc gia.

Huawei đến nay bác bỏ các cáo buộc về mối liên hệ của họ với chính phủ và tình báo Trung Quốc. Bắc Kinh cũng phản đối việc Canada bắt Mạnh Vãn Chu, cho rằng bà không vi phạm bất cứ điều luật nào và yêu cầu bà được trả tự do ngay lập tức.

quan chuc eu cao buoc huawei hop tac voi tinh bao trung quoc Nga nói Mỹ hành xử \'ngạo mạn\' trong vụ bắt giám đốc Huawei

Ngoại trưởng Lavrov cho rằng việc bà Mạnh Vãn Chu bị bắt ở Canada cho thấy Mỹ đã hành động vượt thẩm quyền tại nước ...

quan chuc eu cao buoc huawei hop tac voi tinh bao trung quoc Cuối năm, sóng gió vẫn chưa buông tha Huawei

Năm 2018, Huawei liên tục vướng phải các cáo buộc liên quan đến bảo mật thông tin và bị các nước đặt lệnh cấm.

/ https://vnexpress.net